Cách đây ít hôm cậu bé Zhiang 2 tuổi nhập viện trong hoàn cảnh nguy kịch, đồng tử của bé phản xạ chậm, miệng của bé chảy máu do các mảnh vỡ của vỏ nhiệt kế gây ra.

Mẹ bé Zhiang cho biết: trong lúc vui chơi với bảo mẫu, cháu đã với tay lên tủ lấy phải nhiệt kế và đưa vào miệng cắn. Không ngờ chiếc nhiệt kế bị vỡ và toàn bộ dung dịch thủy ngân chảy hết xuống dạ dày, khiến cho bé ngộ độc nặng.

Cô Liu mẹ của bé Zhiang vội đưa con đến bệnh viện để cấp cứu. May mắn là các y bác sĩ đã thực hiện cấp cứu vô cùng chính xác, giúp cháu thoát khỏi bàn tay tử thần. Cậu bé vẫn còn nằm trong bệnh viện để theo dõi, nếu chất thủy ngân được thải hết ra ngoài thì cậu bé sẽ hoàn toàn hồi phục, không cần phải lo lắng về tình trạng sức khỏe.

Mảnh vỡ nhiệt kế: ảnh minh họa

Thủy ngân một chất độc nguy hiểm

Nhiệt kế là vật dụng cần thiết trong tủ thuốc gia đình, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối các bậc phụ huynh cần để tủ thuốc trên cao tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Bởi vì lượng thủy ngân có trong nhiệt kế là vô cùng độc, chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các chuyên gia y tế cho biết, thủy ngân dễ bốc hơi ở nhiệt độ phòng, khi hít phải thủy ngân sẽ dễ dẫn đến bệnh phổi nặng cấp tính. Những biểu hiện ban đầu khi hít phải thủy ngân: sốt, ớn lạnh, khó thở, những biểu hiện này thường xuất hiện sau vào giờ.

Ngoài ra khi cơ thể nhiễm độc thủy ngân nặng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: đau họng, viêm họng, choáng váng, nôn ói, viêm ruột, thậm chí là co giật. Các biểu hiện sẽ dần mất đi trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm, ngộ độc nặng có thể gây phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Những lưu ý khi trẻ nuốt phải thủy ngân

Nếu không may bé nuốt phải thủy ngân bố mẹ không được móc họng, ép trẻ nôn ói vì như vậy thủy ngân sẽ bị đẩy ngược lên và tràn vào phổi. Khi biết trẻ gặp phải trường hợp nguy cấp này, cách tốt nhất là đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Nếu trẻ còn tỉnh táo, không gây nôn mà hãy cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc sữa, sẽ giúp làm loãng chất độc có bên trong cơ thể, bảo vệ thực quản, niêm mạc, đường tiêu hóa, ngăn ngừa những tổn thương. Đồng thời đưa con đến bệnh viện để được cấp cứu.

Đối với trường hợp trẻ bị mất ý thức bạn cần thực hiện các biện pháp sơ cứu cần thiết, gọi cấp cứu để có sự hỗ trợ từ y bác sĩ sớm nhất.

Qua vụ việc trên cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con. Tuyệt đối không được chủ quan, chỉ một phút sơ suất cũng có thể dẫn đến những nguy hiểm đáng tiếc. Bố mẹ nên dạy trẻ tránh khỏi những vật nguy hiểm, đặc biệt là không tự ý đưa những vật lạ vào miệng. Hơn hết, nếu trong nhà có tủ thuốc bạn nên bắt tủ trên cao để tránh sự nghịch ngợm của trẻ con nhé.