Bé 1 tuổi qua đời vì sặc sữa

Anh Md Zarif bố của đứa bé kể lại, vào lúc 4 giờ 30 phút sáng khi chúng tôi đang ngủ thì nghe tiếng con ho, lúc này 2 vợ chồng tỉnh dậy và hoảng hồn khi nhìn thấy đứa con của mình miệng nôn đầy sữa, môi thì tái xanh. Hai vợ chồng đã tức tốc đưa con đến bệnh viện ngay trong đêm. Các bác sĩ đã cố gắng hô hấp nhân tạo và hồi sức cấp cứu, nhưng vợ chồng anh Md Zarif chỉ nhận được cái lắc đầu từ bác sĩ rằng ‘con đã đi rồi’.

Ông bố nghẹn ngào kể lại tuần trước bé bị sốt đã nhập viện và mới xuất viện hôm qua, vậy mà hôm nay chúng tôi đã không còn được gặp con nữa. Đau lòng nhất là anh cùng gia đình vừa mới tổ chức sinh nhật tròn 1 tuổi cho con vào tuần rồi. Tuần này lại tổ chức cho con một buổi lễ khác nhưng không phải là tiếng cười mà đầy nước mắt.

Bé 1 tuổi qua đời vì bị sặc sữa (Ảnh minh họa: Internet)

Những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng sặc sữa

Do núm vú cao su bị đục lỗ thông quá lớn, sữa chảy nhanh làm trẻ nuốt không kịp.

Một số bà mẹ cho trẻ bú trong tình trạng trẻ “mơ mơ màng màng”, nghĩa là đang bú nhưng cơ thể trẻ đã bắt đầu chuyển dần sang trạng thái ngủ. Lúc này, sữa vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Khi thở mạnh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản gây ra sặc.

Trẻ vừa bú vừa ngủ dễ dẫn đến tình trạng bị sặc sữa ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa: Internet)

Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu thích “hóng” chuyện. Khi trẻ bú mà người nhà hoặc mẹ vẫn cứ à ơi nói chuyện, làm trò… bé có thể thích chí toét miệng ra cười. Sữa không nuốt kịp có thể tràn vào khí quản gây sặc.

Tư thế cho bú của mẹ không đúng. Tư thế đúng là nên bế trẻ cao đầu, tư thế thoải mái. Trường hợp mẹ cho bé nằm bú trong tình trạng gập cổ hoặc ngửa cổ quá sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc. Bạn cũng cần lưu ý, nếu trẻ đang khóc ngằn ngặt, bạn đừng quá sốt ruột mà nhanh chóng… ấn ngay núm vú vào miệng trẻ. Đó có thể là một hành động khiến trẻ bị sặc sữa ngay!

Nếu trẻ bú sữa mẹ, tai nạn sặc sữa hiếm xảy ra hơn. Nhưng nói vậy không có nghĩa là bạn sẽ chủ quan. Vì trong trường hợp mẹ sữa nhiều mà ban đêm vừa nằm vừa cho trẻ bú (cho trẻ ngậm vú để khỏi khóc) thì vẫn có thể làm trẻ sặc như thường.

Cách đề phòng con trẻ bị sặc sữa

Bạn nên đặc biệt quan tâm đến những yếu tố “chuẩn” của bình pha sữa: Bình pha sữa của trẻ phải tiệt trùng bằng cách luộc kỹ, đảm bảo vệ sinh khi pha sữa. Lỗ thông đầu núm vú cao su không nên đục quá rộng, tốt nhất là chỉ đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Cũng có thể kiểm tra bằng cách dốc ngược chai sữa, sữa chảy ra với tốc độ 1 giọt mỗi giây là vừa. Khi trẻ bú, nên nghiêng chai sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí.

Tuyệt đối tránh vừa cho trẻ bú, mẹ vừa làm chuyện khác. Khi cho con bú, người mẹ cần chú ý xem sữa có xuống nhiều quá không, trẻ có nuốt kịp không?

Với những trẻ 3-4 tháng tuổi, cho con bú, các bà mẹ không nên nói chuyện, đùa giỡn với con. Đầu trẻ phải nằm cao với tư thế thoải mái khi cho bú. Với những trẻ hay có thói quen hễ bú là mơ màng ngủ, bạn cần biết rõ đặc tính này để cẩn thận tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đặc biệt, chỉ cho trẻ bú khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo, không quấy khóc, không quẫy đạp. Nếu đang ăn mà trẻ có hiện tượng khác thường phải dừng ngay, không cố ép.

Mẹ nên nhớ những điều này để khi cho trẻ bú có thể tránh được những điều đáng tiếc.