Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và dặn?

Đa số bé 1 tháng tuổi hay vặn mình. Nếu là hiện tượng sinh lý bình thường thì sẽ hết sau khi trẻ được 4 tháng tuổi trở nên. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 4 tháng vẫn vặn mình hoặc trẻ có nhiều biểu hiện bất thường như gồng đỏ mặt, giật mình, ra mồ hôi trộm, người bứt rứt khó chịu, hay quấy khóc... thì mẹ cần phải đến thăm khám để biết rõ nguyên nhân.

Đa số bé 1 tháng tuổi hay vặn mình. Nếu là hiện tượng sinh lý bình thường thì sẽ hết sau khi trẻ được 4 tháng tuổi trở nên - Ảnh minh họa: Internet

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ chào đời thường chưa thích nghi với môi trường bên ngoài, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa hết, vỏ não vẫn chưa phát triển tối đa nên hoạt động dưới vỏ não chiếm ưu thế, trẻ thường hay có biểu hiện vặn mình khi ngủ.

Bên cạnh đó nhiều trẻ con có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ 1 tháng tuổi hay vặn mình là: nằm đệm quá cứng, gối đầu quá cao khiến tư thế ngủ không thoải mái.

Cách phân biệt trẻ 1 tháng tuổi hay vặn mình là sinh lý hay bệnh lý

Mẹ có thể căn cứ một số biểu hiện kèm nguyên nhân cụ thể sau đây để phân biệt đâu là vặn mình sinh lý đâu là biểu hiện của bệnh lý.

Biểu hiện sơ sinh 1 tháng tuổi vặn mình sinh lý

- Khi gặp tiếng ồn, ánh sáng mạnh, nơi ngủ lạnh, nóng: Trẻ vặn mình khó chịu cho đến khi các điều kiện trên không còn.

- Trẻ đói: Dạ dày trẻ rất nhỏ chỉ bú một lượng sữa rất ít nên rất chóng đói. Khi bé đói sẽ hay vặn mình trằn trọc, cựa quậy, vặn người... Nếu được đáp ứng bé sẽ đỡ rên rỉ, quấy khóc. Vì vậy mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn. Khoảng 2 - 3 giờ một lần.


Khi gặp tiếng ồn, ánh sáng mạnh, nơi ngủ lạnh, nóng: Trẻ vặn mình khó chịu cho đến khi các điều kiện trên không còn - Ảnh minh họa: Internet

- Trẻ phản ứng rặn để điều chỉnh cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.

- Trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện: Khi trẻ muốn đi tiểu hoặc đại tiện trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn như đang muốn làm hết sức để tống các chất thải ra ngoài.

- Do trẻ bi bị tè ướt, mẹ quấn khăn quá chặt khiến bé khó chịu trằn trọc, có những vận động tay chân vô thức, gồng mình....

Đó là những biểu hiện sinh lý bình thường khiến cho trẻ sơ sinh hay giật mình, gồng mình khi ngủ. Hiện tượng sinh lý này thường chỉ kéo dài trong vài phút sẽ hết.

Biểu hiện trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vặn mình do bệnh lý

Các biểu hiện vặn mình kéo dài đi kèm với các dấu hiệu khác làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm tổn thương da, tốc, tốc độ sinh trưởng của trẻ.

- Tình trạng hạ canxi máu: Biểu hiện trẻ sơ sinh 1 tháng hay vặn mình kèm theo các triệu chứng báo động như: tăng kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vặn mình, gồng mình, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, nôn ói, nấc cụt, quấy khóc và chậm lên cân... Thậm chí có thể là dấu hiệu còi xương.

- Một số bệnh lý như: da trẻ bị tổn thương, ngứa ngáy khó chịu, nóng rát làm bé ngủ không yên hay côn trùng chui vào lỗ tai trẻ khiến trẻ phản ứng vặn mình, gồng mình...


Một số bệnh lý như: da trẻ bị tổn thương, ngứa ngáy khó chịu, nóng rát làm bé ngủ không yên hay côn trùng chui vào lỗ tai trẻ khiến trẻ phản ứng vặn mình, gồng mình... - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ nên làm gì khi con hay vặn mình?

- Kiểm tra các yếu tố thông thường như trẻ có bị đói, ướt tã, nhiệt độ phòng có nóng quá hay lạnh quá hay không?

- Kiểm tra xem cơn vặn mình của con kéo dài bao lâu? Có tự hết không? Xu hướng tăng dần hay giảm?

- Bé có kèm theo các dấu hiệu như đổ mồ hôi trộm, nôn ói, nấc cụt... có thể là do bé thiếu canxi.

- Kiểm tra da bé có bị nổi mẩn đỏ, viêm loét, đặc biệt là vùng nếp gấp, hậu môn, vùng kín...

- Trẻ có bị sốt đi kèm vặn mình hay không?

Khi nào thì cho trẻ khám bác sĩ?

Khi bé có các biểu hiện nghi ngờ đến các vấn đề sau thì hãy cho con đi khám bác sĩ ngay lập tức:

- Hiện tượng hạ canxi máu, buồn ói, đổ mồ hôi trộm, gồng mình đỏ mặt trong thời gian dài...

- Trẻ nổi mẩn trên da, viêm loét, sốt, gồng mình khó chịu.
- Trẻ chậm lên cân, khó ăn, khó ngủ, sút cân, hay quấy khóc...



Trẻ chậm lên cân, khó ăn, khó ngủ, sút cân, hay quấy khóc... thì nên cho đi khám bác sĩ ngay lập tức - Ảnh minh họa: Internet

Mẹo giúp cho trẻ sơ sinh không bị vặn mình

Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của bệnh lý thì nên đưa trẻ đến thăm khám. Còn nếu trẻ vặn mình chỉ là do các hiện tượng sinh lý bình thường thì mẹ có thể áp dụng một số mẹo vặt sau đây để trẻ hết hiện tượng vặn mình ở trẻ:

Đảm bảo điều kiện thoáng mát và ấm áp, sạch sẽ cho trẻ khi ngủ

Mẹ cần nhớ là trong bụng mẹ, thân nhiệt của bé luôn ổn định. Khi chào đời nhiệt độ bên ngoài nóng lạnh bất thường sẽ khiến bé chưa kịp thích nghi. Đặc biệt là khi nhiệt độ lạnh. Giai đoạn này không những khiến trẻ khó chịu làm gián đoạn giấc ngủ mà còn có thể khiến bé bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, mắc các bệnh nhiễm khuẩn... Vì vậy mẹ nên:

- Thay tã rộng rãi và tạo điều kiện thoáng mát cho trẻ.

- Mẹ có thể lựa chọn những loại tã thấm hút tốt hơn tạo cảm giác thoải mái tối đa cho trẻ.

- Chú ý đến nhiệt độ phòng: Không để phòng bé nóng quá hay lạnh quá. Mùa hè nên bật điều hòa trong phòng khoảng 28 - 29 độ C kèm theo chậu nước để chống khô mũi cho trẻ.

- Thường xuyên giặt giũ phơi phóng nệm cho sạch sẽ để bé không bị ngứa ngáy khó chịu.

Cho bé bú no trước khi ngủ

Để bé ngủ sâu hơn và không bị giật mình trằn trọc vì đói, mẹ cần cho bé bú no. Mẹ có thể canh cữ cho con bú bằng cách cứ 2 - 3 tiếng thì cho bé bú một lần. Một số trẻ có thể tự dậy để bú khi đói mà không cần mẹ phải canh. Đương nhiên mẹ cần phải đáp ứng cơn đói kịp thời cho trẻ.

Để bé ngủ sâu hơn và không bị giật mình trằn trọc vì đói, mẹ cần cho bé bú no - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là không nên để trẻ sơ sinh ngủ liên tục trong suốt 5 tiếng đồng hồ mà không dậy bú. Điều này sẽ khiến cho bé không nhận đủ chất dinh dưỡng. Mẹ nên đánh thức bé dậy cho bú rồi cho con ngủ lại.

Bổ sung các vi chất cần thiết

Một số trẻ vặn mình kèm mồ hôi trộm thường là dấu hiệu của việc thiếu canxi. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh khoảng 2 - 3 tháng rất dễ bị thiếu canxi. Vì vậy nên bổ sung thức ăn nhiều canxi cho mẹ để cho con bú.

Nên ăn nhiều hải sản, sữa, rau màu xanh đậm, trứng gà... Ngoài ra mẹ cũng có thể lựa chọn một số loại viên canxi có sẵn trên thị trường để uống theo hướng dẫn sử dụng. Tránh kiêng khem quá mức.

Tắm nắng thường xuyên cho trẻ

Nên chủ động tắm nắng cho trẻ, đặc biệt là những trẻ sơ sinh sinh non, thiếu tháng thì tỉ lệ trẻ vặn mình do thiếu canxi là khá lớn.

Cách làm rất đơn giản, chỉ cần cho trẻ tắm nắng thường xuyên từ 7 - 9 giờ sáng là đủ. Nhớ là khi tắm nắng cho con không nên quấn con kỹ quá sẽ vô tác dụng.

Xoa dịu bé để bé cảm thấy thoải mái

Trẻ hay vặn vẹo cũng có thể do khó chịu không thoải mái. Lúc này mẹ có thể ôm bé vào lòng, vuốt ve âu yếm, hát ru, nói chuyện thủ thỉ cùng bé để bé dễ chịu hơn. Khi thấy cảm giác an toàn được che chở bé sẽ không gồng mình khó chịu nữa.

Trẻ hay vặn vẹo cũng có thể do khó chịu không thoải mái. Lúc này mẹ có thể ôm bé vào lòng, vuốt ve âu yếm, hát ru, nói chuyện thủ thỉ cùng bé để bé dễ chịu hơn. Khi thấy cảm giác an toàn được che chở bé sẽ không gồng mình khó chịu nữa - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ cố gắng đừng căng thẳng, lo lắng sẽ kéo theo cảm giác bất an cho trẻ. Điều này cũng khiến trẻ khó chịu và gồng mình vặn vẹo.

Lưu ý: Không nên sử dụng những mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh chưa được khoa học kiểm chứng như: chườm nóng, xông hơi, đắp lá... bởi thời kỳ này cơ thể bé còn cực kỳ non nớt và nhạy cảm. Bất cứ việc làm nào cũng có thể tác động tiêu cực đến cơ thể của trẻ nếu chưa được bác sĩ cho phép.

Bé 1 tháng tuổi hay vặn mình có thể là biểu hiện của sinh lý bình thường hoặc cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bé đang mắc một số bệnh lý. Mẹ cần theo dõi sát sao thêm những biểu hiện của con để kịp thời phát hiện những biến chứng nếu có, điều trị kịp thời để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc về sau.