Những bất thường ở dây rốn trong thai kỳ

Dây rốn vặn xoắn

Trường hợp dây rốn vặn xoắn là chỉ hiện tượng dây rốn bị gấp khúc hoặc quấn thành từng vòng với nhau, thậm chí khi dây rốn vặn xoắn cả 11 vòng cũng được xem là hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, nếu như mật độ vặn xoắn của dây rốn quá dày đặc hoặc quá nhiều vòng sẽ dẫn đến nguy cơ gián đoạn tuần hoàn máu. Từ đó dẫn đến tình trạng oxi cung cấp không đủ, gây ngạt bên trong tử cung. Thai nhi có thể tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Dây rốn dị thường sẽ gây tác hại gì - Ảnh minh họa: Internet

Dây rốn bị chùng

Khi màng thai bị nứt rách thì dây rốn có khả năng sẽ bị chùng xuống hướng về phía trước, thông qua cổ tử cung trực tiếp tiến vào trong âm đạo, thậm chí có khi còn lộ hẳn ra ngoài cơ thể mẹ.

Dây rốn bị chùng sẽ gây chèn ép giữa thành chậu, cản trở tuần hoàn máu cung cấp cho thai nhi. Theo các bác sĩ khoa sản, nếu tình trạng máu bị nghẽn kéo dài khoảng 8 phút thì nguy cơ thai nhi bị thiếu máu và oxi có thể gây tử vong trong tử cung.

Dây rốn quấn cổ thai nhi

Đây cũng là một trong những hiện tượng khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng bởi vì dây rốn có tính đàn hồi nhất định và độ dài đủ để co giãn trong không gian sống của em bé.

Dây rốn nếu quấn nhiều và chặt vào cổ thai nhi sẽ gây nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ không ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và sự phát triển. Chỉ khi nào số vòng dây rốn quấn quanh cổ em bé quá nhiều và chặt, phần đầu của thai nhi bị “kẹp cứng” hoặc tim thai xuất hiện bất thường thì mới cần can thiệp bằng phẫu thuật.

Mẹ bầu nên làm gì để phòng ngừa dây rốn quấn cổ thai nhi?

Tuân thủ các kỳ kiểm tra, siêu âm và xét nghiệm

Mặc dù dây rốn quấn cổ thai nhi nếu không có vấn đề quá khác thường thì không đáng ngại. Nhưng nếu mẹ có thể đảm bảo hiện tượng này không xảy ra thì càng tốt cho an toàn và sức khỏe của em bé trong bụng.

Tuân thủ kiểm tra, siêu âm để sớm phát hiện dây rốn dị thường - Ảnh minh họa: Internet

Đầu tiên, mẹ cần thực hiện đủ những chỉ định kiểm tra, siêu âm của bác sĩ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những lần đo tim thai để kịp thời phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ bé. Hành động này của mẹ sẽ giúp các bác sĩ theo dõi dây rốn, nếu có bất thường sẽ can thiệp ngay.

Mẹ nên tiến hành “thai giáo” phù hợp

“Thai giáo” là vấn đề bố mẹ nào cũng quan tâm vì muốn con được khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn phương pháp khoa học để không gây tác dụng phụ. Các chuyên gia trên trang Familydoctor khuyến khích mẹ nên dùng âm nhạc để tiến hành “thai giáo”.

Mẹ có thể chọn những giai điệu nhẹ nhàng, ấm áp để giúp bé có thể thư giãn, yên tĩnh hơn trong bụng mẹ. Đây cũng là cách giảm tối đa nguy cơ bé “quấy” làm dây rốn quấn quá nhiều và chặt vào cổ.

Mẹ bầu cũng cần vận động thích hợp

Mẹ nên vận động nhẹ nhàng để giúp thai nhi vừa khỏe vừa không quá kích động - Ảnh minh họa: Internet

Việc giữ cho bé yên tĩnh là tốt nhưng không có nghĩa mẹ bầu lười vận động trong suốt thai kỳ. Thời gian dài không có các hoạt động thể chất cũng làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi.

Mẹ có thể căn cứ tình trạng sức khỏe mà chọn bài tập phù hợp với mình, chẳng hạn như tản bộ nhẹ, yoga dành cho bà bầu v.v… Chỉ cần giúp cơ thể vận động sao cho mẹ càng cảm thấy khỏe khoắn, yêu đời là được. Mẹ không nên thực hiện các động tác mạnh để tránh ảnh hưởng xấu đến bé.

Nguồn: http://baby.familydoctor.com.cn/a/201812/2530506.html