Phụ Nữ Sức Khỏe

Mẹo chữa dây rốn quấn cổ thai nhi đơn giản mà hiệu quả 

Khi rơi vào tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi, mẹ bầu đều rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng. Do vậy, những mẹo chữa dây rốn quấn cổ dưới đây sẽ nhanh chóng giúp mẹ "xóa tan" mọi lo âu.

Tràng hoa quấn cổ (dây rốn quấn cổ) là hiện tượng sinh ra do việc cử động và thay đổi vị trí thường xuyên của bé ở những tháng cuối của thai kỳ. Theo đó, dây rốn sẽ bị cuộn lại quấn quanh người thai nhi, thường gặp quanh cổ. Tuy hiện tượng này khá phổ biến nhưng lại không gây nguy hiểm cho thai nhi nếu được theo dõi và chữa trị kịp thời trong quá trình mang thai.

Thế nhưng, cũng có không ít trường hợp thai nhi gặp nguy hiểm khi bị dây rốn quấn cổ nên thai phụ cần biết nên làm gì để có thể yên tâm hơn về vấn đề này. Do vậy, bài viết sẽ bật mí cho các mẹ một số phương pháp dân gian giúp mẹ bầu chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi. Cách này tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng lại được nhiều bà mẹ tin tưởng và áp dụng thành công. Lưu ý, đây là những phương pháp chưa được khoa học chứng minh, chỉ có tính chất tham khảo nên khi con gặp tình trạng này, các mẹ vẫn cần đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất. 

Mặc dù khá là khó để khắc phục tình trạng dây rốn quấn cổ nhưng mẹ bầu không nên lo lắng quá vì nó không gây quá nhiều nguy hiểm, theo một thống kê có tới 30% bé chào đời trong trạng thái này. (Ảnh minh họa: Internet)

Cách nhận biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Siêu âm là cách chính xác nhất để phát hiện tình trạng thai bị dây rốn quấn cổ. Theo đó, khi siêu âm nếu thấy phía sau cổ bé có vết đè hình chữ V là bị quấn 1 vòng, hình chữ W là bị quấn 2 vòng… Do vậy, mẹ bầu cần đi siêu âm thai đúng định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất có thể. 

Bên cạnh đó, mẹ có thể nghi ngờ bé bị dây rốn quấn cổ nếu thấy thai máy bất thường từ tuần thứ 30 trở đi. Theo đó, khi dây rốn quấn quanh cổ bé, thai nhi có thể bị hạn chế cử động nên động tác máy không nhiều như lúc trước. Ngoài ra, cũng xảy ra trường hợp dây rốn quấn quá chặt khiến bé bị thiếu oxy, bé sẽ đạp nhiều để tự tìm cách tháo gỡ dây rốn. 

Mẹo chữa dây rốn quấn cổ bằng phương pháp dân gian

Theo y học hiện đại, vẫn chưa có biện pháp nào can thiệp bên ngoài để khắc phục tình trạng dây rốn quấn cổ mà chỉ hy vọng thai nhi sẽ vận động nhiều hơn để tự "gỡ rối". Do vậy, khi thai nhi mắc phải tình trạng này thì thai phụ nên giữ một tâm trạng thoải mái, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng điều độ và tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển tốt và hoạt động nhiều hơn để tự gỡ dây rốn.

Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, các mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để tác động vào quá trình "gỡ rối" của bé:

Xoa bụng bầu 

Kinh nghiệm dân gian cho rằng việc xoa bụng bầu sẽ giúp bé chuyển động nhiều hơn nên dễ tháo được vòng dây rốn. Trên thực tế đây là cách làm thiếu khoa học, không những không có lợi mà còn gây hại khi mẹ bầu xoa bụng "vô tội vạ". Bởi, xoa bụng bầu quá nhiều sẽ khiến những cơn co tử cung nhiều hơn, đặc biệt ở hai tháng cuối và thúc đẩy dọa sinh sớm, thậm chó có nguy cơ sảy thai, sinh non. Thông thường, khi bé bị dây rốn quấn cổ các bác sĩ sẽ chỉ định mổ cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Cách tốt nhất để chữa dây rốn quấn cổ là mẹ bầu phải giữ cho tinh thần mình luôn vui vẻ, kết hợp với một lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh để thai nhi luôn an toàn và khỏe mạnh. (Ảnh minh họa: Internet)

Bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ

Dù chưa được khoa học chứng minh nhưng đây là phương pháp được khá nhiều mẹ áp dụng và nhận được kết quả tốt. Nguyên nhân có thể do sự sự vận động của người mẹ sẽ kích thích thai nhi chuyển động theo, từ đó tự tháo được dây quấn quanh cổ mình. Do vậy, mẹ bầu có thể tham khảo và thực hiện động tác này vào buổi tối trước khi ngủ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bò một vài vòng, tránh bò quá nhiều, sẽ dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt và ảnh hưởng xấu đến thai nhi. 

Tuy đa số các trường hợp trẻ dây rốn quấn cổ đều phát triển khỏe mạnh bình thường. Nhưng với những trẻ bị dây rốn quấn quá chặt gây thiếu oxy, thiếu máu, trong quá trình nuôi nấng, cần quan tâm hơn đến sức khỏe của bé. Khi có những dấu hiệu bất thường như tim đập mạnh, chân tay run thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ. Ngoài ra, khi bé bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu vẫn có thể sinh thường khi thấy thai nhi vẫn khỏe mạnh và vòng quấn quanh cổ ít và hầu hết các trường hợp này trẻ đều khỏe mạnh.

Nam Phong (TH)

Tin liên quan

Sự phát triển của thai nhi tuần 36

Chẳng còn bao lâu nữa mẹ sẽ thực sự được bồng bế con yêu trong vòng tay mình. Vậy sự...

Sản phụ tiếp xúc với không khí ô nhiễm, con dễ bị tăng huyết áp

Nghiên cứu mới đây đăng tải trên Tạp chí Hypertension cho thấy những trẻ em được sinh ra từ những...

Tại sao khi bầu bí, người bụng to người bụng nhỏ?

Nhiều mẹ bầu thường lo lắng khi thấy bụng mình không được to như các mẹ cùng tháng khác.

Điểm tin Y tế nổi bật ngày 29/7

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi mắc bệnh hiếm rò khí quản vào đường mật, bé 2 tuổi nhiễm...

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu là an toàn?

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu là vấn đề được rất nhiều bà mẹ hiện đại quan tâm. Bởi, có rất...

Đàn bà 30 không giữ là mất, đàn ông rồi sẽ thành cũ!

Đàn bà 30 như họ hôm nay, đàn ông không giữ là mất. Vì đàn ông mới là người nên...

88 ngày tới, 3 con giáp này ngập ngụa trong tài lộc, tiền bạc vào nhà như vũ bão!

3 con giáp này trong 88 ngày tới có tiền bạc tiêu xài thả ga, may mắn không tưởng!

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 19 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 19 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 19 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình