Bát nước gạo rang sơ cứu ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Không uống thuốc cầm tiêu chảy
Mới đây, Bệnh viện Quân Y 103 (Hà Nội) tiếp nhận trường hợp chị Đặng Thị Q. (36 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, toàn thân bỏng rộp, người mệt mỏi.
Chị Q. cho biết sau bữa ăn trưa, chị thấy có dấu hiệu đau bụng, đi ngoài nên chị đã lấy gói thuốc trị tiêu chảy ở tủ thuốc gia đình uống.
Đến tối, chị thấy người mệt, sốt cao, da bỏng rát, cơn đau bụng tăng, quặn sang cả thắt lưng . Nhưng chồng con chị đang về quê nên không biết nhờ ai. Chị Q. lấy điện thoại gọi cho người thân tới mau chóng đưa vào viện. Bác sĩ cho biết chị bị ngộ độc thực phẩm nặng và không để nôn, đi ngoài hết chất độc lại mua thuốc cầm tiêu chảy uống khiến tình trạng ngộ độc nặng thêm.
Hay như trường hợp của anh Lý Văn H. (29 tuổi, Xa La, Hà Nộ)i cũng tương tự. Anh H. ăn liên hoan cũng bạn bè, không ai đau bụng mà chỉ mình anh có hiện tượng này. Anh đi ăn từ chiều đến 8h tối về nhà thì bụng bắt đầu đau. Chị Hằng vợ anh kể thấy chồng đau bụng đi ngoài nên chị đã mua thuốc cầm tiêu chảy cho chồng.
Sau khi uống thuốc cầm tiêu chảy, anh H. không còn tiêu chảy và uống orezol. Tuy nhiên, đến nửa đêm người anh H. sốt cao, bụng chướng căng, đau lưng như có người bẻ đôi lưng. Vợ anh gọi taxi đưa chồng vào viện cấp cứu. Sau khi truyền dịch bù nước, bác sĩ cho biết anh bị ngộ độc thực phẩm.
Anh H. mới nhớ khi liên hoan anh cùng các bạn có ăn hàu tái chanh. Có thể con hàu anh ăn không được tươi nên gây ngộ độc. Trong khi đó, các bạn cùng ăn không ai bị ngộ độc.
Theo giáo sư Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Đại học Y Hà Nội, ngộ độc thực phẩm cấp tính xảy ra sau khi ăn khoảng 2 – 3 giờ thậm chí muộn hơn. Tuy nhiên, khi bị ngộ độc thực phẩm giáo sư Long khuyến cáo tuyệt đối không được uống thuốc gì cầm tiêu chảy bởi vì bác sĩ còn khuyến khích gây nôn để ra hết chất độc.
Giáo sư Long cho biết nếu cầm tiêu chảy thì có thể gây ngộ độc nặng hơn vì chất độc không được thoát ra ngoài mà nó đọng lại trong ruột và gây độc sang các bộ phận khác của cơ thể.
Làm gì khi bị ngộ độc?
Theo Giáo sư Trạch, nguyên nhân gây ngộ độc thường do các loại vi khuẩn như vi khuẩn Salmonella, tụ cầu (staphylococcus), vi khuẩn clostridium botulium, virus, nấm mốc, rau quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Những nguyên nhân này có triệu chứng khác nhau tuy nhiên nó có thể xảy ra sau 2 – 3 h ăn với dấu hiệu điển hình đau bụng, nôn ói, choáng váng, nhức đầu, sốt cao, rối loạn nhịp tim… cần nghĩ ngay tới ngộ độc thực phẩm.
Khi bị ngộ độc thực phẩm, theo Giáo sư Trạch cần nhanh chóng gây nôn cho bệnh nhân. Gây nôn để kích thích chất độc ra ngoài. Có thể rửa ray đưa vào lưỡi bệnh nhân để bệnh nhân nôn được. Trường hợp gây nôn cần cho bệnh nhân nằm nghiêng tránh sặc dịch nôn vào phổi gây sặc phổi nguy hiểm.
Với trường hợp người bị ngộ độc đã hôn mê không biết gì, không nên kích thích gây nôn cho họ nữa vì lúc ấy người bệnh không tự chủ được dịch nôn gây sặc.
Sau khi gây nôn, nên cho người bệnh uống nước. Có thể cho uống nước lọc, nước orezol pha đúng chỉ định 200 ml/gói. Ngoài ra, giáo sư Trạch cho biết có thể rang gạo lên và pha với nước để cho người bệnh uống.
Với người ngộ độc cần uống thật nhiều nước vì tiêu chảy và nôn nhiều gây mất nước nên cần bù nước tránh rối loạn điện giải nguy hiểm tới tính mạng.
Sơ cứu xong, người thân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới viện để cấp cứu kịp thời vì có thể chất độc vẫn tồn dư trong cơ thể. Người bệnh cần được bù điện giải để lấy lại sức khoẻ.
Giáo sư Trạch cho biết phòng tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm ôi thiu, không để bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi ăn các loại thực phẩm tái sống vì có nhiều bào tử vi khuẩn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....