Trước đây, rau má loại cây mọc hoang khắp nơi, nhưng đến nay đã được nhiều nước trồng và sử dụng làm cây thuốc. Theo Đông y, rau má có đặc tính đắng, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, giải độc, lợi sữa...

Chúng được biết đến với cây thân thảo, có nguồn gốc từ nước Úc, các đảo Thái Bình Dương,... Rau này có hình dạng giống như những đồng tiền xếp tròn nối tiếp nhau. Vì vậy, rau má còn có tên gọi khác liên tiền thảo.

Thân cây rau má nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, đặc biệt ở nơi ẩm mát. Hoa của cây có màu trắng và quả màu nâu đen.

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam rau má bao gồm: 88.2 gam nước, 3.2 gam đạm, 1.8 gam tinh bột, 4.5 gam cellulose, 3.7 gam vitamin C, 0.15 gam vitamin B1, 2.29 gam canxi, 2mg phospho, 3.1 gam sắt, 1.3 gam beta caroten,... Các chất dinh dưỡng như: Beta caroten, sterol, saponin, flavonol, saccharides, canxi, sắt, magie, mangan, phospho, kali, kẽm và các loại vitamin trong rau má sẽ thay đổi hàm lượng phụ thuộc theo khu vực trồng trọt và mùa thu hoạch.

Công dụng bất ngờ của rau má

Giải độc, hạ sốt, chữa viêm họng

Trong nước rau má có chứa các dưỡng chất như beta-caroten, calcium, kẽm, sắt cùng các vitamin K, C, B1, B2. Loại nước này thường được sử dụng để hỗ trợ giải độc, hạ sốt và tăng cường sức đề kháng cho người lớn cũng như trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, nước rau má cũng được dùng để chữa viêm amidan, viêm họng. Bạn chỉ cần giã nhuyễn rau má, chắt nước, hòa vào nước ấm là có được loại nước uống bổ dưỡng giúp làm giảm ngứa và đau rát cổ họng.

Nước ép rau má 

Hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sảy, ngứa ngáy

Vì có tính hàn, mát gan, giải nhiệt nên rau má giúp hỗ trợ giảm ngứa ngáy, rôm sảy, mụn nhọt,… Bạn có thể xay rau má hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị tổn thương.

Đối với hệ tim mạch

Hoạt chất Bracoside A kích thích sự bài tiết nitric oxide (NO) của mô để làm dãn nở vi động mạch cùng mao quản, nên lượng máu di chuyển qua mô được nhiều hơn nên có khả năng chấm dứt được các cơn đau tim, đồng thời các chất độc dễ được đào thải giúp tế bào sống được thoải mái trong một môi trường lành mạnh.

Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó, rau má cũng hữu ích để điều trị và phòng bệnh tĩnh mạch ở các chi dưới như dãn tĩnh mạch, trĩ, phù tĩnh mạch chân.

Chất xơ trong rau má cũng giúp giảm cholesterol máu, nên cũng có tác dụng rất tốt với tim mạch.

Canh rau má nấu tôm thẻ 

Đối với hệ thần kinh

Những hoạt chất trong rau má như Bracoside B có tác dụng lên hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tăng cường các chất trung gian chuyển hóa (neurotransmitters) giúp cho tế bào thần kinh, não bộ hoạt động tích cực hơn, làm giảm căng thẳng tâm lý, tăng khả năng tập trung tư tưởng và giúp cải thiện trí nhớ của người già.

Những dẫn xuất của chất Asiaticoside có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh trong bệnh Alzeheimer.

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần ở một số cá nhân.

Đối với bệnh ung thư

Cũng như các loại rau trái khác, rau má có chứa beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, terpenoids, các vitamin… là những chất chống oxy hóa thiên nhiên, giúp cơ thể chống lại stress oxy hóa, các rối loạn DNA, ngăn chăn quá trình ung thư hóa.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy, dịch chiết rau má có khả năng chữa lành khối u dạ dày chuột, có khả năng kháng khối u.