Bất ngờ sợ nước, co cứng sau 2 tháng bị chó con cắn
Sau khi bị chó cắn, người phụ nữ ở Hòa Bình tự sát khuẩn bằng cồn tại nhà. Vì chủ quan, bệnh nhân cũng không đi tiêm phòng dại.
Khoảng 4 ngày gần đây, nữ bệnh nhân xuất hiện đau đầu, buồn nôn, nôn nhiều, cảm giác sợ nước, sợ gió, co cứng tay chân 2 lần. Người phụ nữ được chuyển đến cơ sở y tế điều trị trong tình trạng thở co kéo cơ hô hấp, được đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng kháng sinh, vận mạch, an thần…
Khi làm xét nghiệm PCR nước bọt, dịch não tủy, kết quả dương tính với virus dại. Bác sĩ giải thích tình trạng bệnh nhân tiên lượng nặng, nguy cơ không qua khỏi. Gia đình xin đưa bệnh nhân về chăm sóc tại nhà.
Theo bác sĩ Trần Quang Đại, Phòng tiêm chủng Vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.
Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt... Thông thường, khi dại biểu hiện triệu chứng, người bệnh hầu như không qua khỏi.
Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine và huyết thanh kháng dại. Tiêm vaccine dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống căn bệnh này.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....