Củ gai là cây gì?

Trước khi đi vào nội dung cây củ gai có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu sơ một vài đặc điểm cơ bản của loại cây này:

Củ gai được biết đến là phần rễ của cây gai có màu nâu, hình dáng thon dài với đường kính khoảng 2 đến 4cm và độ dài 10 - 40 cm. Thông thường nhiều người đào rễ và củ về rửa sạch đất rồi cắt thái miếng có thể dùng tươi (củ gai tươi) hoặc sấy khô (củ gai khô).

Cây củ gai chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe bà bầu và cả thai nhi - Ảnh minh họa: Internet
  • Thành phần hóa học của củ gai bao gồm các chất như acid chlorogenic, acid caffeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic,...
  • Vỏ của củ gai có màu nâu đậm và những vết nhăn dọc, ngang, dài, có lỗ bì đồng thời có vết tích của rễ con.
  • Mùi nhẹ, vị nhạt và nhai hơi dính răng.

Tác dụng của củ gai với bà bầu

Củ gai có tác dụng an thai

Theo Đông Y, trong thành phần Củ gai có tính lành (không độc) cùng chứa chất Axit cloroenix - nguyên tố hóa học có khả năng giúp cơ thể chống oxi hóa và kháng viêm hiệu quả.

Đồng thời hỗ trợ quá trình lưu thông máu về tim diễn ra tốt hơn. Chính vì thế mà nhiều người đã tin tưởng và sử dụng củ gai để chữa các bệnh lý phổ biến như tả nhiệt, thông tiểu tiện,...

Bà bầu thường xuyên uống nước củ gai đều đặn hàng ngày giúp an thai hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Khi mang thai có nhiều nguyên nhân khác nhau từ ngoại lực hoặc do cơ thể mà bà bầu thường gặp phải những triệu chứng như đau bụng, ra máu khi có thai, tụ dịch màng nuôi, sa nhau thai… Tuy nhiên, khi uống củ gai tươi ở một vài liệu trình sẽ giúp bà bầu cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.

Nhiều người lo lắng không biết cây củ gai có tác dụng gì xấu ảnh hưởng đến bà bầu? Trên thực tế củ gai tươi là một bài thuốc an thai rất hữu hiệu. Loại cây này thay thế cho một loại thực phẩm bổ dưỡng an thai hoặc nấu với gà ác, móng giò, bồ câu… cho bà bầu uống hàng ngày.

Cây củ gai chữa động thai và tụ dịch

Khi phát hiện bà bầu có một số dấu hiệu khác thường như ra huyết đỏ hoặc nâu, đái đục, đái ra máu, bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi,... có thể sử dụng củ gai để mang lại hiệu quả cực nhanh.

Trên thực tế đã có rất nhiều bà mẹ giữ được con nhờ uống loại nước thảo dược này. Chỉ cần duy trì uống khoảng từ 2 đến 3 ngày thì các hiện tượng của động thai sẽ thuyên giảm đáng kể.

Nước củ gai hỗ trợ hiệu quả cho bà bầu khi gặp phải các trường hợp động thai hay tụ dịch - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý khi bị động thai bên cạnh việc sử dụng nước củ gai cần phải có chế độ nghỉ dưỡng hợp lý và không được vận động đi lại nhiều. Tốt nhất nên nằm nghiêng về bên trái và nằm tại giường.

Ngoài ra củ gai tươi còn có tác dụng tốt trong các trường hợp như có thai đau bụng, nước vàng đỏ vẫn chảy rỉ, sa dạ con, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, lợi tiểu tiện, chữa tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, viêm tử cung,...

Hơn nữa, đối với những bà bầu phải lao động, đi lại nhiều trong thời kì mang thai hoặc đã có tiền sử sảy thai thì việc sử dụng củ gai là rất cần thiết.

Củ gai có tác dụng trị ốm nghén ở bà bầu

Trị ốm nghén là đáp án chính xác cho câu hỏi cây củ gai có tác dụng gì. Bởi trong 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu thường đối mặt với những cơn mệt mỏi do tình trạng ốm nghén. Một số khác còn cảm thấy chán ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Trị chứng ốm nghén ở bà bầu là đáp án chính xác cho câu hỏi cây củ gai có tác dụng gì? - Ảnh minh họa: Internet

Vì thế, trong giai đoạn này các mẹ nên sắc nước củ gai kết hợp với một vài ngọn mía hay nắm ngọn cỏ ngọt để uống hàng ngày. Đảm bảo tình trạng ốm nghén sẽ thuyên giảm đồng thời thai nhi được cung cấp các dưỡng chất cần thiết để phát triển tốt hơn.

Cách làm và liều lượng dùng củ gai

Tùy thuộc vào mỗi loại biến chứng thai kì khác nhau mà bà bầu có các cách sử dụng củ gai an thai khác nhau, cụ thể:

Sơ chế nguyên liệu: Đầu tiên, người dùng cạo nhẹ phần vỏ đen bên ngoài củ gai hoặc có thể lấy búi sắt cọ nồi để chà bên ngoài vỏ. Không nên gọt hay tước bỏ hết phần vỏ vì nó rất bổ.

Đối với trường hợp động thai, tụ dịch sau màng nuôi, ra huyết nâu (đỏ),…nên dùng củ gai tối thiểu trong một tuần để cầm máu và cho thai ổn định cụ thể như sau:

Phụ nữ đang mang thai tùy theo từng trường hợp khác nhau mà có liều lượng uống nước lá gai cũng không giống nhau - Ảnh minh họa: Internet
  • Bước 1: Vào 3 ngày đầu mỗi ngày dùng 150 - 200g củ gai rửa sạch thái lát mỏng đun với 1 lít nước trong khoảng 30 - 40 phút, đun khoảng 2 - 3 lần/1 ngày.
  • Bước 2: Vào 4 ngày sau mỗi ngày dùng 100g và nấu như trên thay nước lọc uống. Phần củ sau khi đun 2 - 3 lần nên ăn hết

Đối với trường hợp uống củ gai để an thai: Dùng 150 - 200g củ gai tươi đã rửa sạch rồi cắt lát mỏng hầm với gà, bồ câu, móng giò, chân dê, dạ dày, tim lợn… Sau đó ăn từ 2 - 3 lần/tuần đến khi sinh.

Đối với trường hợp ra máu đỏ sẫm: lượng dùng như động thai nhưng cho thêm vài ngọn ngải cứu hoặc tía tô. Bà bầu có thể đun nước uống hoặc nướng, luộc ăn đều được.

Củ gai có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa bà bầu

Củ gai có tính hàn nên giúp bà bầu chống lại các triệu chứng như nóng trong, táo bón, trĩ, nhọt,...Ngoài ra, nó còn hỗ trợ giải quyết tình trạng đái dắt, đái đục,... vô cùng hiệu quả.

Duy trì uống nước củ gai mỗi ngày giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa bà bầu hoạt động tốt hơn - Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý khi uống củ gai

  • Đối với sản phụ bị nghén nhiều khi uống củ gai có thể thêm 1 vài thanh mía, cỏ ngọt, cam thảo hoặc đường phèn vào cho dễ uống hơn.
  • Nếu bảo quản nước củ gai đã nấu chín vào trong tủ lạnh thì nên làm ấm lại trước khi uống.
  • Để tăng hiệu quả của củ gai người bệnh có thể thêm vào mỗi lần đun 1 nắm nhỏ đỗ đen lòng xanh đã được rang thơm.
  • Những người đang dùng thuốc Tây y như  tiêm, uống, đặt nội tiết vẫn dùng được củ gai bình thường.
  • Các trường hợp có tiền sử thai lưu hoặc sảy thai nên uống củ gai ngay khi mang thai
  • Đối với các mẹ chuyển phôi làm thụ tinh ống nghiệm IVF uống trước và sau khi chuyển phôi rất tốt với liều lượng 100g/ngày.
  • Người dùng không nên mua củ gai ở những cửa hàng không rõ nguồn gốc. Bởi nếu mua nhầm củ khác sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Nên dùng củ gai đến đâu rửa đến đó, đặc biệt không nên rửa tất cả để giữ được độ tươi của củ gai. Phần còn lại chưa dùng đến có thể gói kín trong túi bóng hoặc dùng giấy báo gói lại để dưới ngăn mát tủ lạnh.

Bài viết trên đã giải đáp đầy đủ thắc mắc cây củ gai có tác dụng gì? Qua đó, bà bầu có thể tham khảo và áp dụng đúng cách để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.