Bất ngờ loại thuốc trị COVID-19 vẫn hiệu quả tốt với Omicron: Phổ biến ở Việt Nam
Công trình dẫn đầu bởi giáo sư Chris Butler từ Đại học Oxford (Anh) cho thấy tuy không ghi nhận được tác dụng rõ ràng nào ở thuốc kháng virus Molnupiravir trong việc giảm tỉ lệ nhập viện hoặc tử vong ở bệnh nhân mắc COVID-19 nguy cơ cao đã được tiêm chủng đầy đủ, thuốc này vẫn giúp các bệnh nhân đang điều trị tại nhà hồi phục nhanh hơn so với nhóm đối chứng.
Nghiên cứu được thực hiện trên 25.708 bệnh nhân tại Anh mắc COVID-19 từ ngày 8-12-2021 đến 27-4-2022, thuộc nhóm nguy cơ cao (cao tuổi, có bệnh nền...).
Theo các tác giả, kết quả mới này sẽ cung cấp cái nhìn phù hợp hơn với tình hình mới, bởi các nghiên cứu về Molnupiravir của thời kỳ trước dựa trên một cộng đồng chưa được tiêm chủng và mắc các chủng khác như Delta.
Kết quả cho thấy thuốc kháng virus này không còn phát huy được tác dụng chính trước đó là giảm bệnh nặng ở những bệnh nhân đã được tiêm chủng và chỉ mắc Omicron, vốn đã có nguy cơ bệnh nặng và tử vong giảm rất thấp so với những bệnh nhân thời Delta.
Thế nhưng Molnupiravir lại phát huy một lợi thế khác. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi phục hồi sức khỏe hoàn toàn ở nhóm không dùng Molnupiravir là 15 ngày, trong khi ở bệnh nhân có dùng thuốc thì trung bình chỉ có 9 ngày.
Số bệnh nhân bị các triệu chứng kéo dài sau nhiều tuần sau khi mắc COVID-19 cần tìm đến bác sĩ gia đình ở nhóm dùng Molnupiravir cũng thấp hơn một chút so với nhóm không dùng.
Điều này khẳng định thuốc kháng virus này vẫn đem lại giá trị nhất định cho nhóm nguy cơ cao điều trị tại nhà.
Tờ Medical Xpress dẫn lời giáo sư Ly-Mee Yu, cũng từ Đại học Oxford và là đồng tác giả của công trình: "Nghiên cứu của chúng tôi đóng góp vào cơ sở bằng chứng có giá trị về việc ai nên và không nên được điều trị bằng các loại thuốc mới được phát hiện này, nhằm trao quyền cho bác sĩ lâm sàng khi kê đơn điều trị bệnh COVID-19.
Trước đó, Molnupiravir cũng là thuốc điều trị được hầu hết các quốc gia - bao gồm Việt Nam - khuyến cáo cho nhóm đối tượng có nguy cơ nhưng khi mắc bệnh chỉ mới xuất hiện triệu chứng nhẹ và điều trị tại nhà, nhằm mục đích chính là ngăn bệnh trở nặng.
Nhóm bệnh nhân nhẹ, trẻ, khỏe, đã tiêm chủng không được khuyến cáo dùng thêm thuốc điều trị COVID-19 bởi nguy cơ bệnh trở nặng của họ vốn đã rất thấp, việc dùng thuốc chỉ gây lãng phí.
Molnupiravir thuộc nhóm thuốc kháng virus, tức tấn công trực tiếp vào virus SARS-CoV-2, cơ chế tác động khác với nhóm thuốc kháng thể như Paxlovid tấn công gián tiếp bằng cách tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch của bệnh nhân.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....