Bắt nạt trên không gian mạng - Bài 3: Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt?
Việc thấu hiểu các hình thức, động cơ bắt nạt, đặc tính nguy hiểm hơn của bắt nạt trực tuyến, từ đó lường trước những hậu quả, cách thức ngăn chặn và đồng hành với các con, các em để từng bước giúp nạn nhân vượt qua những sang chấn tâm lý - tâm thần, tái hòa nhập với cuộc sống vốn là việc quan trọng và chúng ta hãy lên tiếng và hành động ngay thay vì đứng ngoài. Vì chỉ khi mọi người lớn đều trở thành người trong cuộc, nạn bắt nạt học đường mới giảm.
Cha mẹ nên làm gì?
Đối với những trẻ đi bắt nạt, người lớn bao gồm cha mẹ, người thân, các thầy cô ở trường, cần nhận biết những yếu tố gia đình và xung quanh có thể dẫn đến hành vi bắt nạt của con em hay học trò mình. Việc can thiệp sớm là điều cần thiết, như dạy trẻ biết đồng cảm, giúp trẻ hiểu rằng rằng cảm giác ghen tị, thích quyền lợi và thích kiểm soát quyền lực có thể gây ra những hậu quả tiêu cực và đó là điều không tốt.
Đối với những trẻ có những đặc điểm mà những kẻ bắt nạt có xu hướng nhắm đến, việc dạy các em cách không cô lập bản thân và tích cực hơn trong hoạt động xã hội là điều quan trọng. Dạy trẻ các kỹ năng như nắm bắt tốt hơn các tín hiệu xã hội, hiểu ý nghĩa của chúng, giải quyết các xung đột xã hội và phát triển mạng lưới quan hệ những người hỗ trợ xung quanh cũng có thể giúp ngăn ngừa bắt nạt.
Khi bạn cảm thấy con mình đang bị bắt nạt, thì tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống, có một số cách bạn có thể giúp con mình vượt qua tình huống khó khăn trên mạng với những kẻ bắt nạt. Dưới đây là một số giải pháp về những gì bạn có thể làm với tư cách là cha mẹ:
Liên hệ với cha mẹ của trẻ bắt nạt: Nếu bạn quen với đứa trẻ và / hoặc cha mẹ của chúng, bạn có thể bắt đầu trò chuyện với họ về những nghi ngờ của bạn? Họ có thể không biết con họ đang làm gì và có thể giúp bạn giải quyết tình huống.
Liên hệ với giáo viên của con bạn: Đặc biệt nếu các vụ việc xảy ra ở trường hoặc trên xe buýt, giáo viên của con bạn có thể là nguồn lực vô giá giúp bạn và con bạn, và hầu hết các trường học đều có chính sách không khoan nhượng đối với hành vi bắt nạt.
Báo cáo với thầy cô giáo vụ và / hoặc ban giám đốc của trường về việc con bạn bị bắt nạt: Đôi khi giáo viên có thể không nhận thức được tình hình, hoặc họ không thể tận mắt chứng kiến bất cứ điều gì. Trong những trường hợp này, bạn có thể phải đến gặp nhân viên giáo vụ hoặc quản lý trường học để nói rõ những lo lắng của mình. Các viên chức nhà trường có thể tổ chức một cuộc họp giữa các học sinh có liên quan, hoặc một cuộc họp nhóm với các phụ huynh có liên quan.
Nói chuyện với con bạn về việc bắt nạt: Về những gì chúng có thể làm trong các tình huống bắt nạt. Hãy nhớ rằng những kẻ bắt nạt muốn phản ứng, vì vậy nếu con bạn phớt lờ chúng, chúng có thể tiếp tục.
Khuyến khích con bạn ngắt kết nối với các tương tác trực tuyến: Thay vì dành thời gian lên mạng, cha mẹ có thể tổ chức tiệc, đi chơi dã ngoại, cùng con đến thư viện hay đi mua sắm những đồ thiết yếu, các hoạt đồng này giúp con vui vẻ hơn và tạm thời quên đi việc bị bắt nạt.
Bạn lưu ý tằng, bất kể tình huống nào, đừng trả đũa cá nhân. Việc trả đũa không những khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, mà còn có thể thêm rắc rối, nguy hiểm cho con bạn
Xem xét báo cáo hành vi kẻ bắt nạt cho nhà cung cấp ứng dụng: Các ứng dụng như Instagram và Facebook, Google và một số những ứng dụng khác, có các tính năng mà bạn có thể báo cáo các tin nhắn hoặc nhận xét không phù hợp. Các nhà cung cấp này sẽ điều tra kẻ bắt nath và có thể cảnh báo, đình chỉ tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Nếu bạn chắc chắn rằng con mình có thể đang bị bắt nạt về mặt tinh thần, bạn cần liên hệ tới chuyên gia tâm lý, hay các bác sĩ tâm lý, tâm thần mà bạn tin tưởng. Đặc biệt khi con bạn có dấu hiệu trầm cảm, tự hủy hoại cơ thể hay có ý định tự tử.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng hoặc nếu bạn cảm thấy sự an toàn về thể chất của con mình đang gặp nguy hiểm, hãy liên hệ với cảnh sát.
Ngoài ra, giúp trẻ có những kỹ năng xã hội thiết yếu là điều quan trọng đối với chúng ta với tư cách là phụ huynh và thầy cô. Đồng thời, ngành giáo dục cần thực hiện hiệu quả chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021. Mặt khác, ngành giáo dục cần đưa chương trình Giáo dục Phòng ngừa cho trẻ em ngay từ lớp 1, và kéo dài đến lớp 12. Trong chương trình này, tùy lứa tuổi, trường sẽ dạy các em cách nhận biết và phản ứng thích hợp với hành vi bắt nạt, lạm dụng. Hơn nữa, chúng ta cần thống nhất một ngày trong mỗi năm là ngày phòng chống bạo lực học đường và có những hoạt động thiết thực hướng tới ngày đó.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người ở Hà Nội, Huế và TPHCM: Xúc động hình...
Nam sinh 18 tuổi bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất xác...
Bé gái 2 tuổi lạc nhiều giờ trong rẫy cà phê giữa núi khi đi cùng người thân
Bé gái 2 tuổi ở Đắk Nông đã đi lạc gần 2km khi theo người thân lên rẫy hái...
Xót xa bữa dự sinh nhật cuối cùng của 4 người trong một gia đình tử vong khi rơi xuống...
Liên quan đến vụ tai nạn khiến 4 người trong một gia đình tử vong tại xã Đồng Lạc (huyện...
1 phụ nữ suýt tử vong vì ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn
Bệnh nhân nữ bị ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn tại 1 phòng nha tư nhân với tình...