Bật mí phương pháp dạy con học chữ cái hiệu quả
Nội dung bài viết
Dạy bảng chữ cái cho trẻ từ khi nào?
Bạn đang có con nhỏ và không biết nên dạy trẻ học từ khi nào? Nhiều người khuyên nên dạy trẻ học sớm để trẻ được thông minh và làm nền tảng sớm để trẻ đi học lớp 1, tuy nhiên nhiều người lại khuyên không tốt vì có thể ảnh hưởng đến sau này. Là bậc làm cha mẹ, bạn không biết điều nào là tốt nhất cho con.
Các chuyên gia về ngôn ngữ chia sẻ rằng bố mẹ không nên lo lắng nhiều về việc dạy con học chữ cái. Khi con mới biết đi, điều quan trọng là nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, cha mẹ hãy đọc sách, kể chuyện, ca hát… chính là nền tảng giúp con biết đọc và viết hiệu quả.
Khi trẻ đã hơn 1 tuổi, cha mẹ có thể hướng dẫn cho con nhận biết các đồ vật, con vật xung quanh, hãy chỉ vào đồ vật đó để bé hiểu nhanh hơn như quả bóng, xe đạp…
Ở thời điểm từ 2 – 5 tuổi thì bố mẹ hãy cho con tiếp cận và ghi nhớ bảng chữ cái một cách nhẹ nhàng, đừng tạo áp lực lên con trẻ. Để trẻ vừa chơi vừa học là phương pháp hiệu quả nhất chứ không phải ép chúng học mỗi ngày.
Đừng vì tâm lý lo lắng cho những năm tháng đầu tiên con cắp sách đến trường, sợ con bỡ ngỡ không theo kịp các bạn, sợ bị cô chê trách ... mà tạo áp lực lên trẻ nhỏ để trẻ phải đọc và viết được chữ từ sớm. Hãy dạy trẻ cách tư duy trước khi cho con học chữ.
Như vậy, thời điểm dạy bảng chữ cái cho trẻ không quan trọng bằng phương pháp dạy. Nếu dạy đúng phương pháp khoa học, đứa trẻ sẽ có những tiến bộ rõ rệt, nuôi dưỡng đam mê học tập của chúng. Ngược lại, dạy sai phương pháp sẽ khiến trẻ phải chịu nhiều hệ huỵ về tinh thần, năng lực… sau này.
Phương pháp dạy con học bảng chữ cái nhanh thuộc
Phương pháp “vừa học vừa chơi” hoàn toàn có thể áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi, hãy bắt đầu dạy học cho con khi thấy con đã sẵn sàng. Cách dạy con học chữ cái hiệu quả, khơi dậy niềm đam mê học tập của con các mẹ có thể áp dụng sau đây:
Trang bị bảng chữ cái
Các mẹ hãy trang bị cho con một bảng chữ cái in lớn với hình các con vật, cây cối, treo ở tường, phòng nhà bé. Đa số các bảng chữ cái đều có màu sắc và hình ảnh bắt mắt nên sẽ thu hút được sự tò mò, khám phá của con, mẹ có thể vừa chỉ vào mặt chữ vừa giúp bé đọc, nhận diện mặt chữ.
Ngoài bảng chữ cái thường, mẹ có thể mua cho con bảng chữ cái điện tử có phát âm sẵn hoặc các tấm thẻ chữ cái để bé có thể vừa học vừa chơi, nhớ mặt chữ nhanh hơn.
Chữ nào hình nấy
Trẻ từ 0 – 3 tuổi có khả năng ghi nhớ hình ảnh vô tận, vì vậy khi đọc chữ cái nào mẹ hãy gắn liền với hình ảnh minh họa cho chữ đó. Ví dụ, chữ "ô" thì có cái cô; chữ "c" thì có con cá… Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh bé sẽ liên tưởng đến chữ cái đó.
Cách để bé học nhanh nhất và ghi nhớ lâu nhất là học nói qua hình ảnh cuộc sống, tình huống cụ thể.
Tập đọc ở bất kỳ đâu
Không chỉ học tập ở nhà, khi mẹ chở con đi siêu thị, công viên, nhà sách…mẹ vẫn có thể dạy con được. Hãy chỉ lên các biển quảng cáo, quần áo, chai nước…để bé đọc chữ, đây là phương pháp thực hành để bé không quên những gì bạn đã hướng dẫn.
Khi trẻ trên 5 tuổi, mẹ có thể cho con tập viết chữ, như vậy con sẽ nhớ mặt chữ tốt hơn khi tự mình viết ra từng chữ cái. Sau này khi đã quen dần thì mẹ có thể nắn nót chữ lại cho chính xác và đẹp hơn.
Đọc sách, kể chuyện hằng ngày
Sách không chỉ cung cấp thông tin mà còn giúp bé yêu thích chữ cái và ham học hơn. Cha mẹ cũng hãy rèn luyện cho mình thói quen đọc sách báo để trẻ thấy hành động đọc sách là hành động tốt và noi gương thực hiện theo, từ đó tạo thói quen cho trẻ đọc sách từ sớm, nuôi dưỡng tâm hồn văn học của bé.
Trò chơi mẹ có thể dạy bé học chữ cái từ sớm
Một trong những cách dạy con học chữ cái tiếng việt nhanh thuộc là mẹ hãy vừa chơi vừa học với con, đảm bảo bé sẽ nhớ các mặt chữ một cách tự nhiên và dễ dàng. Cùng lưu lại 5 trò chơi học chữ cái dưới đây để áp dụng cho bé yêu nhà mình.
Rổ trái cây
Đây là một hoạt động tuyệt vời về bảng chữ cái dành cho trẻ ở độ tuổi tiền tiểu học nhằm giúp trẻ ghi nhớ chữ cái. Bạn thậm chí có thể chơi trò này với rau củ và các vật dụng hằng ngày, càng nhiều vật dụng trẻ càng học được thêm nhiều chữ cái.
Mẹ viết chữ cái đầu tiên của trái cây vào một tờ giấy. Ví dụ bạn có trái cam, táo, xoài thì sẽ viết chữ “C”, “T”, “X”. Dính mỗi tờ giấy vào một cái rổ nhựa và để trái cây vào một rổ khác rồi đưa cho bé. Nhiệm vụ của bé là nhặt loại trái cây và đưa vào rổ có dán chữ cái tương ứng với loại trái đó.
Trò chơi lò cò
Mẹ vẽ các ô lò cò trên nền đất, mỗi ô kèm theo một chữ cái, hãy viết những chữ cái này ngẫu nhiên và chúng cách nhau một khoảng nhỏ. Đề nghị trẻ bước vào một ô và tìm chữ cái tiếp theo để đặt chân vào. Ví dụ, trẻ đứng ở ô chữ “C” thì sẽ phải tìm ô chữ “D” để bước tiếp.
Nếu bé nhà mình có biểu hiện lúng túng, bạn hãy hướng dẫn cho con để con quen dần.
Để tạo thêm thích thú cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ chơi trò này theo nhóm và trao phần thưởng hấp dẫn cho người thắng cuộc, chắc chắn con sẽ thích mê trò này.
Phải hay trái
Nhiều mẹ mua cho con bộ thẻ chữ cái rất đẹp nhưng chỉ sau vài lần chơi là con cảm thấy chán, bạn đừng để lãng phí dụng cụ học tập tuyệt vời này mà hãy áp dụng trò chơi “phải hay trái” để dạy con học chữ cái.
Với hai thẻ chữ cái, một bên trái một bên phải, mẹ sẽ đọc một trong hai chữ cái đó lên và con sẽ nói cho mẹ chữ cái đó đang ở bên tay trái hay tay phải.
Học qua trò chơi tô màu
Mẹ hãy in các chữ cái trên khổ giấy lớn nền trắng rồi để con tự lựa chọn màu sắc yêu thích cho mỗi chữ cái để tô vào chữ đó. Mẹ hãy lưu lại các tác phẩm của con để con thấy thành quả của mình hằng ngày.
Khối hình chữ cái
Bạn có thể tìm mua các khối xếp hình có in sẵn chữ cái, đảo lộn các khối xếp hình với nhau rồi đề nghị trẻ xếp lại các khối hình theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Khi trẻ đã quen với trò chơi, bạn có thể tăng độ khó bằng cách đề nghị trẻ dùng khối hình xếp tạo thành các chữ đơn giản như chữ “BA”, “CA”, “ME”.
Trên đây là những gợi ý cho cha mẹ khi muốn dạy con học chữ cái. Các bậc phụ huynh hãy nhớ là dù chọn phương pháp nào chúng ta cũng cần kiên nhẫn và bình tĩnh với bé, đừng ép buộc con làm những điều con không thích hoặc chưa sẵn sàng. Học phải đi cùng chơi thì bé mới yêu thích và nhớ lâu được, từ đó nuôi dưỡng đam mê học tập trong con.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...