Bật mí mẹ bầu cách đối phó với tình trạng tăng tiết bọt đơn giản và an toàn nhất
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi và tăng tiết nước bọt là một trong số đó. Tình trạng này thường xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ và sẽ tự biến mất, vì thế các mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu, trang MomJunction xin chia sẻ một số nguyên nhân và cách đối phó với vấn đề tăng tiết nước bọt trong thai kỳ.
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tăng tiết nước bọt trong thai kỳ
Nguyên nhân
Hiện tượng tăng tiết nước bọt có thể gây ra do sự gia tăng sản xuất nước bọt hoặc giảm khả năng nuốt nước bọt. Dù nguyên nhân gây ra hiện tượng này chưa được xác định rõ nhưng theo một số chuyên gia có thể vì một số lý do sau:
- Sự thay đổi hormone của cơ thể khi mang thai.
- Nôn mửa hoặc ốm nghén nặng trong thai kỳ.
- Mẹ bầu có chứng ợ nóng.
- Hút thuốc lá khi mang thai.
- Mẹ bầu mắc một số bệnh nhiễm trùng về răng miệng.
- Tiếp xúc với thủy ngân hoặc chất hóa học độc hại trong thuốc trừ sâu.
Lợi ích của việc tăng tiết nước bọt
Trong thời gian mang thai, việc tăng tiết nước bọt sẽ mang lại một số lợi ích không ngờ cho sức khỏe người mẹ mà ít ai biết đến. Dưới đây là một số lợi ích được các chuyên gia Mỹ tiết lộ:
- Nước bọt hoạt động như một chất bôi trơn khoang miệng.
- Giúp cân bằng độ axit.
- Nước bọt sản sinh trong miệng có chứa một số enzyme giúp phân hủy thức ăn thành những phân tử đường nhỏ và hỗ trợ tiêu hóa.
- Ngoài ra, nước bọt có tác dụng chống lại vi khuẩn, tránh tình trạng sâu răng.
Cách khắc phục tình trạng tăng tiết nước bọt
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng tình trạng nước bọt quá nhiều khiến không ít mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để đối phó với việc tăng tiết nước bọt, mẹ bầu nên ghi nhớ một số mẹo đơn giản sau.
Cai thuốc lá: Nếu người mẹ có thói quen này nên sớm từ bỏ. Vì hút thuốc không chỉ làm tăng sản xuất nước bọt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Nhai kẹo cao su: Sử dụng kẹo cao su không đường, ngậm kẹo bạc hà là cách để đánh lạc hướng tâm trí của bạn. Tuy cách làm này không giảm tình trạng tăng tiết nước bọt, nhưng sẽ giúp bạn dễ dàng nuốt nước bọt hơn.
Uống nhiều nước: Khi uống nước sẽ giúp bạn nuốt nước bọt thừa đang tiết ra trong miệng.
Ngậm một viên nước đá: Cách làm này sẽ khiến miệng bạn sẽ cảm thấy tê và tiết ra ít nước bọt. Nếu có nước đá, các mẹ cũng có thể ngậm một lát chanh hay gừng để ngăn ngừa tình trạng này.
Hy vọng với những cách khắc phục tăng tiết nước bọt đơn giản ở trên, các mẹ bầu sẽ áp dụng thành công nhé!
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.