Bất động sản ngóng chờ giải cứu?
500/1.000 sàn BÐS đóng cửa
Theo báo cáo toàn cảnh thị trường BĐS quý I/2020 của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, COVID-19 có thể để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp trong năm 2020, thậm chí lâu hơn. Một số phân khúc thị trường có dấu hiệu chuyển từ giai đoạn tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng chậm và đối mặt với nhiều thách thức. Với đầu tư BĐS, xu hướng thận trọng được ưu tiên lên hàng đầu trong mùa dịch.
Đơn vị này phân tích, BĐS xếp thứ hai trong 6 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm 12%. Chỉ tính riêng các sàn giao dịch, trong 2 tháng đầu năm, dưới tác động của COVID-19 và sự chậm trễ trong vấn đề pháp lý, 500 sàn (trong tổng số 1.000 sàn) trên cả nước phải đóng cửa một phần, hoặc toàn phần.
"Những doanh nghiệp BĐS có đủ tiềm lực sẽ trụ lại được, còn những nhà đầu tư không đủ năng lực sẽ bị đào thải”, ông Nguyễn Văn Đính
JLL dự báo kể từ trung tuần tháng 3, trong 1-4 tuần, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tập trung vào kế hoạch duy trì bộ máy trong mùa dịch. Tuy nhiên trong giai đoạn trên dưới 3 tháng trở đi, các doanh nghiệp sẽ thêm thận trọng khi ra quyết định đầu tư mua bán bất động sản và giảm tương tác trực tiếp với khách hàng.
Hội Môi giới BĐS Việt Nam mới đây đưa ra bức tranh toàn cảnh thị trường. Theo đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên nguồn cung, lượng giao dịch, tỉ lệ hấp thụ của thị trường BĐS trong quý I/2020 rất trầm lắng và ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Cụ thể, đối với các dự án nhà ở, tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm. Giao dịch đạt 7.641 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3%. Trong đó, lượng cung mới chào bán là 18.695 sản phẩm, bao gồm 8.363 căn hộ chung cư và 10.322 nhà ở thấp tầng. Lượng giao dịch đạt 2.769 sản phẩm chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tỉ lệ hấp thụ đạt 14,8%.
Tại Hà Nội, có 8.963 căn hộ được chào bán trên toàn thị trường, giao dịch 1.307 sản phẩm. Trong đó có 1.167 sản phẩm mới chào bán, giao dịch 181/1.167 sản phẩm, còn lại là nguồn cung và giao dịch từ hàng tồn kho năm 2019.
“Hóng” gói giãn thuế 180 ngàn tỷ
Sau khi Bộ Tài chính có Tờ trình 47 (ngày 26/3) trình Chính phủ về các đối tượng, ngành nghề được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, đã có nhiều ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương về việc bổ sung thêm một số ngành nghề trong trong danh mục này. Mới đây, Bộ này đã có văn bản trình Chính phủ bổ sung 4 đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất. Theo đó, bổ sung một số hoạt động kinh doanh vào đối tượng được gia hạn: Hoạt động kinh doanh BĐS; hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động vui chơi giải trí. Dự kiến với những bổ sung trên, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng, tức tăng gần 100.000 tỷ đồng so với nội dung đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 47 của Bộ Tài Chính.
Theo Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ngày càng ảnh hưởng nặng nề lên thị trường BĐS, khiến cho các hoạt động rơi vào trạng thái “ngủ đông”, đây là tín hiệu đáng mừng, tạm thời hỗ trợ cho doanh nghiệp đỡ sức ép về tài chính ( lùi nộp thuế một khoản tiền) để vượt qua khó khăn mùa COVID -19. Hơn nữa, điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là sẽ giúp cho thị trường được thanh lọc, tranh thủ tái cấu trúc. “Những doanh nghiệp BĐS có đủ tiềm lực sẽ trụ lại được, còn những nhà đầu tư không đủ năng lực sẽ bị đào thải”- ông Đính nói.
Đồng quan điểm, chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) Trần Quốc Việt cho rằng, thị trường BĐS hàng năm đóng góp khoảng 30% thu nhập của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn, lại gắn kết với nhiều ngành nghề khác, để tạo ra giá trị gia tăng. Việc Chính phủ quan tâm tới thị trường BĐS trong giai đoạn này khiến cho các doanh nghiệp có thêm động lực để vượt qua khó khăn, nếu để BĐS chìm vào khủng hoảng thì kinh tế sẽ bị giảm sút.
Cũng theo ông Việt, DN BĐS cần tính đến việc “tiết chế” lợi nhuận khi thị trường tăng trưởng mạnh. “Không nên chỉ vì quyền lợi của doanh nghiệp lúc khó khăn thì kêu gọi trợ giúp, nhưng lúc ổn định thì mọi gánh nặng về chi phí sản xuất, lợi nhuận... lại đẩy sang người dân thông qua hình thức tăng giá bán” - ông Việt nói.
Thợ lâu năm mách cách vệ sinh máy lọc không khí vừa sạch lại tiết kiệm hóa đơn tiền điện:...
Cần cân nhắc những điều này khi mua và vệ sinh máy lọc không khí để máy sử dụng được...
Him Lam Thường Tín “làm nóng” thị trường bất động sản ngoại thành Hà Nội
Hưởng lợi lớn từ Vành đai 4, cùng quy hoạch lên quận của huyện Thường Tín giai đoạn 2026 –...
Người xưa chọn vị trí nhà ở như thế nào?
Khi mua nhà và chọn nhà, người xưa sẽ luôn ưu tiên vị trí khu vực của ngôi nhà nằm...
Nhà giàu khi thắp hương không đặt bình hoa bên phải, chỉ thích đặt bên trái: Hóa ra đây là...
Việc đặt bình hoa đúng vị trí sẽ giúp mọi việc hòa hợp âm dương, giúp gia chủ hội tụ...