Bão số 3: Các cơ sở y tế trực cấp cứu 24/24h vừa duy trì chống dịch COVID-19, sốt xuất huyết
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vào hồi 16h ngày 24/8, vị trí tâm bão số 3 (bão Ma-on) trên khu vực phía Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 630 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117 km/h), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 170 km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km. Đến 4h sáng mai 25/8, vị trí tâm bão cách Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) khoảng 490 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133 km/h), giật cấp 15.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km. Đến 16h chiều 25/8, vị trí tâm bão trên khu vực phía bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Móng Cái khoảng 310 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39 km/h).
Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Bộ Y tế (Ban chỉ huy Phỏng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi, khu vực miền núi phía Bắc, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về việc chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đề có phương án chuẩn bị phỏng, chống.
Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra; không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân. Các tỉnh ven biển, miền núi đề phòng nguy cơ úng lụt, sạt lở đất do mưa bão gây ra.
Đồng thời rà soát kế hoạch phòng chống lụt bão, các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa bão, sẵn sàng sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, sạt lở đất.
Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc quyền chuẩn bị lực lượng, phương tiện cơ động sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có yêu cầu; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung lượng dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức phòng chống lụt bão...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....