Bão số 2 chưa tan, một cơn bão mới đã hình thành: Tăng cấp dữ dội, phủ tới 560 km từ tâm bão
Theo thông tin từ VTV, hồi 7h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 5-10km/h.
Dự báo đến 19 giờ ngày 23/7, áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Đông Bắc Bắc Bộ và di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 5-10km/h và suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực vùng núi phía Bắc, gió dưới cấp 6, vùng chịu ảnh hưởng của áp thấp là khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ. Độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ngày 23/7, trên vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô) còn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.
Vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, biển ven bờ Quảng Ninh) độ cao sóng 2-3m. Chiều 23/7, ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh-Nam Định cần đề phòng triều cường cao, làm chậm quá trình thoát lũ trên các sông, gây ngập tại khu vực trũng, thấp ven biển, ven sông.
Trên đất liền, sáng 23/7, khu vực ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Khu vực Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Bình có gió giật mạnh cấp 6.
Từ ngày 23 đến hết 24/7, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Cụ thể, phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có lượng mưa từ 70-150mm, có nơi trên 300mm; phía Tây Bắc Bộ và Nghệ An có lượng mưa từ 50-100mm, có nơi trên 200mm.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; tại Trà Cổ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; tại Cửa Ông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Đầm Hà (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Cát Bà (Hải Phòng) 276mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 150mm...
Tuy nhiên, dẫn tin từ báo Lao Động, theo tin bão mới nhất, bão Gaemi - cơn bão mới sau bão số 2 - tăng cấp dữ dội, phủ tới 560 km từ tâm bão.
Bản tin dự báo bão của Cơ quan Quản lý Khí quyển, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (PASAGA) hồi 5h00 ngày 23/7/2024 cho biết, bão Gaemi (tên địa phương là Carina) duy trì sức mạnh khi di chuyển theo hướng tây tây bắc.
Vào hồi 4h ngày 23/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ vĩ bắc, 125,2 độ kinh đông, cách Aparri, Cagayan (Philippines) 380 km về phía đông.
Sức gió mạnh nhất gần tâm bão 130 km/h, giật tới 160 km/h, áp suất trung tâm 975 hPa.
Hiện tại, bão Gaemi di chuyển theo hướng bắc tây bắc, mỗi giờ đi được 10 km. Sức gió 130-160 km/h kéo dài tới 560 km tính từ tâm bão.
PASAGA ban hành cảnh báo về nguy cơ gió mạnh trong vòng 36 giờ tới, đe đọa đến tính mạng và tài sản của người dân.
Lượng mưa lớn được dự báo ở các vùng cao hoặc miền núi. Trong những điều kiện này, lũ lụt và lở đất do mưa có thể xảy ra, đặc biệt là ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi những mối nguy hiểm này và ở những địa phương có lượng mưa đáng kể trong nhiều ngày qua.
Hơn nữa, gió mùa tây nam được tăng cường bởi bão sẽ mang lại lượng mưa vừa phải đến dữ dội trên nhiều địa phương ở phía tây Luzon từ ngày 23-25/7.
Cảnh báo gió giật có hiệu lực trên vùng nước ven biển của Quần đảo Batanes và Babuyan. Du lịch đường biển tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các tàu nhỏ
Trong 24 giờ tới, bão Gaemi và gió mùa tây nam tăng cường sẽ khiến biển động từ vừa phải đến dữ dội trên các vùng biển phía bắc và phía đông của Bắc Luzon (sóng cao từ 1,5 đến 4 m), các vùng biển phía đông của Trung và Nam Luzon (sóng cao từ 1,5 đến 3 m), và các bờ biển phía tây của miền Trung và Nam Luzon (sóng cao từ 1,5 đến 3,5 m).
Trên biển Philippines, dự báo bão Gaemi hôm nay sẽ di chuyển theo hướng bắc tây bắc và tăng tốc dần trước khi chuyển hướng tây bắc vào ngày mai (24/7).
Theo dự báo, Gaemi sẽ vẫn cách xa đất liền Philippines, dự kiến đổ bộ vào phía bắc của Đài Loan (Trung Quốc) trong khoảng thời gian từ tối 24/7 đến sáng 25/7.
Tiếp đó, bão dự kiến đi qua eo biển Đài Loan (Trung Quốc) và đổ bộ vào miền đông nam Trung Quốc vào chiều hoặc tối 25/7.
Bão Gaemi được dự báo sẽ mạnh lên đều đặn và có thể đạt cường độ cực đại trước khi đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc) do môi trường thuận lợi.
Trước những diễn biến này, các cơ quan quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai và cộng đồng có liên quan được khuyến cáo nên thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản
TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết
Sở Y tế TP.HCM vừa ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết, những tuần gần đây...
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...