Bảo hiểm xe máy: bồi thường ít, hoa hồng cho đại lý cao ngất ngưởng
Ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 103/2008/NĐ-CP về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới, số lượt xe cơ giới tham gia loại hình bảo hiểm này lên đến 110,3 triệu (trong đó, số lượt xe máy khoảng 93,5 triệu).
Riêng năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm xe máy bắt buộc là 829 tỷ đồng, số tiền đã bồi thường là 50 tỷ. Như vậy, tỷ lệ bồi thường trên tổng doanh thu là 6%, đây mới chỉ là số liệu thống kê ban đầu.
Ông Trần Nguyên Đán, Viện trưởng Học viện bảo hiểm và Quản trị rủi ro tài chính đánh giá, mức này thấp kỷ lục so với tỷ lệ bồi thường 40-70% của các loại bảo hiểm phi nhân thọ khác. Nếu thấp do ít tai nạn thì đáng mừng, nhưng nếu do người dân không nhận được bồi thường thì đây là điều rất đáng buồn.
Với tỷ lệ bồi thường chỉ dưới 10%, lợi nhuận cao nên thực tế một số công ty bảo hiểm đang chi trả mức hoa hồng cho tổng đại lý lên tới 50%-60%, vượt quá mức tối đa 20% như Bộ Tài chính quy định.
Trên thực tế, tổng đại lý được trả mức chiết khấu cao nên đã “giao” giấy chứng nhận bảo hiểm cho những người không có nghiệp vụ và không được đào tạo bài bản đi bán. Đây là lý do dẫn đến tình trạng người bán bảo hiểm ngồi tràn lan dọc vỉa hè không tư vấn đầy đủ cho người mua và nhiều người mua không phân biệt được bảo hiểm bắt buộc khác gì với bảo hiểm tự nguyện. Bên cạnh đó, họ cũng không được tư vấn cụ thể về quyền lợi cũng như phải làm sao để được bảo hiểm khi tai nạn xảy ra mà chủ yếu mua để đối phó.
Ông Trần Nguyên Đán nhận định, việc mua bảo hiểm là cần thiết để người gặp tai nạn được bồi thường, đặc biệt khi chủ xe là người nghèo không có điều kiện chi trả. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm có rất nhiều sai sót ngay từ khâu bán và có vấn đề ở khâu xử lý bồi thường khiến cho loại bảo hiểm này không đi vào thực tế.
Theo kế hoạch của Bộ Tài chính, để đưa hoạt động bán bảo hiểm đi vào khuôn khổ, tôn trọng quyền và lợi ích của người tham gia giao thông khi mua bảo hiểm bắt buộc, ngay trong tháng 5/2020, Bộ sẽ thực hiện thanh tra các hoạt động của doanh nghiệp và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến giá bán bảo hiểm.
Đồng thời, sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP nhằm hoàn thiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo định hướng mới, phù hợp với thực tiễn.
Trước đó, sau khi cảnh sát giao thông cả nước ra quân xử lý người tham gia giao thông vi phạm các quy định về phương tiện cơ giới, rất nhiều người dân đã đổ xô đi mua bảo hiểm. Nhu cầu tăng cao, khiến các doanh nghiệp tranh giành khách hàng, đưa ra nhiều mức giá dưới quy định, cụ thể nhiều nơi bán 50.000 đồng/thẻ/năm, 20.000 đồng/thẻ/năm, trong khi đó, quy định của Bộ Tài chính là 66.000 đồng/năm./.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...