Bạo hành gia đình: Con trẻ trầm cảm vì phụ huynh vô tư trút tức giận
Hậu quả kinh khủng khi "giết con" bằng lời nói
Không chỉ những người vợ mà ngay cả đứa trẻ cũng có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn bạo lực gia đình.
“Dạy mãi mà vẫn không biết làm. Thế này thì chỉ đi làm cu li thôi”. Đó là câu nói thường xuyên của bố dành cho Hà (đã thay đổi họ tên), một học sinh cấp 3 tại Hà Nội vào bữa cơm.
Thay vì khuyên bảo, mỗi lần Hà mắc lỗi là một lần “cơn thịnh nộ” của bố trút xuống đầu. Em thường bị bố mắng là “đồ hậu đậu”, "đần". Thậm chí không ít lần Hoài bị bố đánh khi trót làm rơi vỡ bát đĩa.
Vì bị mắng chửi thường xuyên nên Hà sinh ra cục cằn, dễ dàng trút giận lên đứa em nhỏ tuổi hơn mỗi khi không vừa ý. Có thời điểm, Hà rất hay khóc lóc, bảo “muốn chết” vì không chịu nổi áp lực từ những trận bạo hành bằng lời nói.
Thanh Hằng, một nữ sinh khác tại Hà Nội cũng là một nạn nhân của việc bị bạo hành bằng lời nói. Hằng thường bị bố ví “óc không bằng con gà”, “xách dép cho con nhà người ta”. Mỗi lần mẹ vắng nhà, ở nhà một mình với bố là Hằng lại cảm thấy sợ hãi. Có lẽ vì bị bạo hành từ nhỏ nên đến khi trưởng thành, Hằng vẫn cảm thấy tự ti, thậm chí có lần phải nhập viện điều trị trầm cảm.
Càng đánh mắng, chứng tỏ cha mẹ bất lực khi dạy con
Dưới góc nhìn của một nhà giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Trường Đại học sư phạm Hà Nội nhận định giáo dục trẻ, đặc biệt là bé trai ở Việt Nam có quá nhiều mối bất ổn, sai lầm. Vì thế, dẫn đến đến khi trưởng thành, khi làm chồng, làm cha, người đàn ông sẵn sàng dùng bạo lực với yếu thế, với vợ, con mình.
Tiến sĩ Hương tỏ ra rất bất bình với quan niệm “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Là một người mẹ, nữ tiến sĩ kiên quyết phản đối việc cha mẹ dạy con bằng cách mắng mỏ, chỉ trích, xỉ nhục.
Ứng xử máy móc theo quan niệm đó, nhiều cha mẹ thường dạy con bằng bạo lực, vô tư trút tức giận lên những đứa trẻ.
“Mắng mỏ, chỉ trích, xỉ nhục trẻ cũng là một dạng bạo hành, ngược đãi ngay tại gia đình, chứ không chỉ roi vọt mới là bạo hành như mọi người thường nghĩ. Vết thương trong tinh thần con do cha mẹ đem lại sẽ dai dẳng rất lâu, thậm chí không thể hàn gắn lại được.
Hậu quả là con sẽ không muốn gần gũi cha mẹ nữa. Lâu dần, con sinh ra tính lì lợm, cục cằn. Đứa trẻ lớn lên với ý nghĩ mình xấu xí, vô dụng, hậu đậu, tự ti, không dám hể hiện bản thân. Điều tai hại là trẻ sẽ có xu hướng bạo lực, giải quyết mọi vấn đề bằng bạo lực sau này.”, Tiến sĩ Thu Hương lo ngại.
Theo tiến sĩ Thu Hương, điều con trẻ cần là được tâm sự, sẻ chia với cha mẹ chứ không phải là những lời quát mắng ầm ĩ.
“Cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe khi đối diện với những tâm tư, sai lầm của con, để cho con lời khuyên thấu đáo. Càng mắng mỏ, đánh đập con, càng chứng tỏ cha mẹ đang bất lực khi dạy con. Các bà mẹ cũng nên nhớ dung túng cho bạo lực là dung túng cho kẻ ác, vi phạm pháp luật. Vì thế, tuyệt đối phải tránh xa việc giáo dục con bằng bạo lực”, tiến sĩ Thu Hương nhấn mạnh.
Trẻ em lớn lên trong gia đình bạo lực sẽ gánh chịu nhiều hậu quả kinh khủng. Mời độc giả Phụ nữ Sức khỏe đón đọc kỳ 2: Mẹ bật khóc khi tiết lộ lý do con chưa thành niên ra tay giết người
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm
Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...