Nếu muốn con nghe lời, người lớn nên thay đổi ngay cách dạy con cũng như cách giáo dục con hàng ngày. Có một số ngôn từ và hành động có thể in sâu vào tâm trí con bạn và từ đó hình thành trong con một suy nghĩ tiêu cực về người thân.

Từ những áp lực từ người thân, nhà trường và bạn bè có thể khiến cho trẻ nhỏ cảm thấy bị lạc lõng, bơ vơ, là những yếu tố điển hình gây ra căn bệnh rối loạn tâm thần ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

Những trường hợp tự sát do căn bệnh rối loạn tâm thần gây nên

Để minh chứng rằng căn bệnh rối loạn tâm thần ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe và tâm trí của trẻ nhỏ dưới đây là những minh chứng cụ thể:

Bé 14 tuổi thắt cổ tự tử vì gây ra tranh chấp với bố mẹ

Sau buổi học, em T. (14 tuổi) về nhà trong trạng thái buồn bã, sau khi gia đình hỏi chuyện thì T. cho biết em bị cô giáo phê bình ở lớp do nói chuyện, làm việc riêng. Tuy nhiên em khẳng định mình không làm điều này, rằng mình bị đổ oan và cáu kỉnh.

Ngoài chuyện ở lớp, T. còn chịu tác động mạnh từ những bất ổn trong gia đình nên T. đã thắt cổ tự tử. Khi gia đình phát hiện sự việc, đưa T. đến Bệnh viện Nhi Trung ương thì đã quá muộn.

Trường hợp bé 12 tuổi từng có ý định tự sát

Cũng tương tự như trường hợp của bé gái 14 tuổi, bé gái này cũng vì không tìm được tiếng nói chung trong gia đình. Được biết rằng trước đây cháu có người anh trai, đây chính là chỗ dựa tinh thần duy nhất để cháu gái có thể duy trì sự sống của mình. Cho đến khi người anh trai đi du học cháu bé ở nhà thường hay tranh cãi với bố mẹ khiến cho ‘giọt nước tràn ly’, cháu bé rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nhưng may mắn người nhà đã kịp thời phát hiện và đưa cháu đi chữa trị. Hiện tại tình trạng của cháu đã tiến triển tốt hơn.

Trẻ tự sát vì bị nghi ngờ là kẻ trộm

Trường hợp của một bé nam 9 tuổi cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh gia đình về việc chăm sóc và theo dõi con. Được bà nội cháu bé kể lại khi em sang nhà hàng xóm chơi và bị nghi là lấy cắp điện thoại cháu bé này nhất quyết rằng mình không có lấy, nhưng bị hàng xóm hù dọa là sẽ báo công an và bỏ tù. Vì sợ bị công an bắt nên cháu về nhà đã uống thuốc trừ sâu để tự tử. May mắn cho cháu là người nhà đã phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời.

Trẻ tự tử vì bị nghi ngờ lấy trộm đồ (Ảnh: Internet)

Trả lời trên Vietnamplus.vn: Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ em là đối tượng phát triển tâm sinh lý chưa hoàn thiện nên dễ gặp những rối loạn tuổi học đường. Nếu không phát hiện sớm, can thiệp sớm đúng cách sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn, học hành sút kém, rối loạn hành vi và rối loạn về tâm thần. Dẫn đến những hành vi không tự chủ thiếu ý thức nặng nhất đó chính là tự sát.

Những biểu hiện của sự tự sát khi con bạn mắc bệnh rối loạn tâm thần

Chán nản, bi quan: Đây là những biểu hiện đầu tiên mà bạn có thể bắt gặp ở con mình, nếu triệu chứng này càng nặng thì khả năng con bạn tự sát sẽ càng cao.

Tuyệt vọng: Khi nghĩ rằng mình không còn gì trong cuộc sống này, không ai giúp đỡ, cảm thấy bị bỏ rơi, lúc này người bệnh chỉ mong muốn chấm dứt ngay trạng thái cảm xúc đau khổ này bằng cách tự sát.

Người tuyệt vọng sẽ chọn cách tự kết liễu bản thân (Ảnh minh họa: Internet)

Hoang tưởng: Các hoang tưởng bị truy hại được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tự sát. Họ luôn nghĩ rằng sẽ có một ai đó sẽ giết chết họ và có thể là cả gia đình họ, nên họ sẽ tự kết liễu đời mình trước khi để sự việc đó xảy ra.

Nếu bạn nhận thấy được những hành vi này ở con bạn thì việc chăm sóc con cũng phải hết sức lưu ý:

Nên để con tầm ngắm bạn có thể kiểm tra được nhất cử nhất động của con.

Cho con ngủ trong phòng không được để các vật sắc, nhọn, những loại dây thần, vật dụng có khả năng xây xát cao.

Nếu phát hiện con có hành vi tự sát thì hãy đưa con đến trung tâm điều trị ngay, tuyệt đối không được điều trị tại nhà hoặc trung tâm y tế xã. Vì những nơi này sẽ không đảm bảo rằng con bạn sẽ được an toàn tính mạng.