Báo động tình trạng trẻ nhiễm vi khuẩn gây viêm loét và ung thư dạ dày
Trẻ 2 tuổi đã nhiễm
Theo PGS Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hoá Việt Nam, vi khuẩn HP - tên đầy đủ là Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người.
Vi khuẩn HP sinh sống và phát triển trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó tiết ra một loại enzim gây độc cho niêm mạc dạ dày tạo nên tình trạng viêm, viêm dạ dày mãn tính. Vi khuẩn HP thường phát triển trong dạ dày mà không có bất kỳ biểu hiện đặc biệt và đôi khi tồn tại suốt đời.
Theo thống kê ở các nước trên thế giới, tình trạng nhiễm HP theo độ phát triển của quốc gia. Ví dụ: Các nước phát triển, tỷ lệ này chiếm 15 – 35%, Châu Âu khoảng 20%, riêng Anh là 47%, Mỹ là 45% nhưng tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm HP khoảng 55 – 70%.
Tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em đang đáng mức báo động. PGS Thắng cho biết theo nghiên cứu của ông trong 2 năm qua trong số hơn 300 gia đình thì tỷ lệ trẻ em dưới 8 tuổi nhiễm vi khuẩn HP lên tới 96,2%. Đây là một con số cao so với tỷ lệ chung ở Việt Nam khoảng 70% dân số trong cộng đồng mang vi khuẩn này.
PGS Thắng cho biết nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày ở trẻ em. Căn bệnh hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Trong số những gia đình PGS Thắng nghiên cứu thì trong nhà có bố, mẹ bị nhiễm HP và bác sĩ khuyến cáo gia đình đưa con cái và các thành viên khác đi thử test HP kết quả ở trẻ dưới 8 tuổi là 96,2% và ở bố mẹ là 80%.
PGS Thắng đang điều trị cho cháu bé 2 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP, xung huyết dạ dày. Cháu bé lười ăn, thường nôn ói và bố của cháu bé cũng đang điều trị viêm dạ dày có hoạt động của vi khuẩn HP. Kết quả, cả gia đình cháu bé đều nhiễm HP và cháu bé này bé nhất nhà.
Nói đến tác hại của vi khuẩn HP, theo PGS Thắng, vi khuẩn HP là thủ phạm trực tiếp gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng. Nhiều trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do nguyên nhân khác nhưng HP vẫn đứng đầu bảng. Ngoài ra, HP còn gây ra các tổn thương khác cho dạ dày như loét, xuất huyết dạ dày hoặc trong số ít trường hợp có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Tổ chức ung thư thế giới đã chỉ ra rằng ung thư dạ dày do HP gây ra và vẫn đứng ở vị trí số 1 trong các yếu tố thúc đẩy ung thư dạ dày. Khoảng 1% vi khuẩn HP gây ra ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP lây qua đường nào?
Theo PGS Thắng, HP lây chủ yếu qua đường nước bọt là chính. Những thói quen như mớm cơm cho trẻ, ăn chung bát thìa, dùng đũa của người mang HP gắp thức ăn… chính là điều kiện lây lan cho vi khuẩn HP. Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa tốt nên nguy cơ này càng tăng cao hơn người trưởng thành.
Việc điều trị HP ở trẻ nhỏ cũng dễ tái phát hơn. Một liệu trình khoảng 7 – 10 ngày. Các bác sĩ phải loại trừ từng trường hợp để kê thuốc. Ví dụ: Trẻ dưới 10 tuổi, trẻ dưới 18 tuổi, trẻ dị ứng với thuốc trị HP. Tất cả đều phải tính toán kỹ lưỡng. Đặc biệt ở trẻ có tình trạng viêm loét dạ dày càng phải điều trị HP triệt để hơn.
PGS Thắng cho biết, hiện nay, để kiểm tra bệnh nhân có nhiễm HP hay không có nhiều biện pháp: Có thể lấy 1 mẫu mô sinh thiết qua nội soi dạ dày tá tràng để kiểm tra bằng test ure nhanh, mô bệnh học, hoặc nuôi cấy. Trường hợp này dành cho bệnh nhân có các triệu chứng với bệnh như nôn ói, đau bụng, sụt cân, da xanh.
Thường với trẻ nhỏ kiểm tra HP theo gia đình thì không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, việc tìm HP được thực hiện nhờ xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.
Khi mắc vi khuẩn HP, bệnh nhân có thể làm xét nghiệm vi khuẩn HP thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Nếu HP thuộc nhóm mang gen CsgA thì nguy cơ ung thư dạ dày rất cao.
PGS Thắng nhấn mạnh HP là thủ phạm gây viêm loét dạ dày. Vì thế, muốn phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần phải kiểm soát con đường lây nhiễm loại vi khuẩn này. Không ăn chung bát đĩa, không mớm cơm cho trẻ, không ăn thức ăn tái sống, hạn chế các quán xá ven đường dùng chung cốc, chén vì vi khuẩn HP có trong nước bọt.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.