Bạn nên nghĩ đến ung thư dạ dày khi có những dấu hiệu này
Ung thư dạ dày là tình trạng phát triển khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức dẫn đến hình thành các khối u. Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp và rất dễ di căn đến các bộ phận khác. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Năm 2018 Việt Nam ghi nhận 17.527 người mắc ung thư dạ dày; 15.065 ca tử vong vì căn bệnh này. Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư thường gặp trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc, sử dụng những thực phẩm ướp muối, chế biến sẵn, thực phẩm hun khói hay thức ăn nướng ..... có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người khác.
Tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), một năm chỉ có khoảng 30 ca được chẩn đoán ở giai đoạn sớm trong số hàng nghìn bệnh nhân. Vì thế, tỷ lệ sống sau 5 năm chưa cao.
Theo GS.TS, có nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày như phẫu thuật (mổ mở, nội soi), truyền hóa chất, xạ trị, điều trị đích. Việc áp dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh phải mổ (mở hoặc nội soi), dựa trên kết quả sau mổ bác sĩ cân nhắc phương án điều trị nội khoa tiếp theo. Nội soi cắt dạ dày thường được chỉ định cho những trường hợp mắc ung thư dạ dày giai đoạn 1-3.
Ung thư dạ dày không bao giờ xuất phát từ một niêm mạc dạ dày lành mạnh. Các yếu tố nguy cơ ngoại sinh gây nên các tổn thương- viêm niêm mạc dạ dày từ nông đến sâu và nặng nhất là viêm teo, dị sản týp ruột.
Vì vậy, các triệu chứng ban đầu là triệu chứng viêm niêm mạc dày rất mơ hồ, không đặc hiệu. Cụ thể người bệnh có thể thấy đau âm ỉ vùng thượng vị, ậm ạch khó tiêu, hay đầy bụng, đau bụng có hoặc không phụ thuộc vào thời tiết hoặc no hay đói.
Lúc đầu các triệu chứng chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện, dần dần chúng xuất hiện thường xuyên hơn. Càng muộn các triệu chứng càng nặng và kèm theo tình trạng gầy sút cân rõ (mất 5-6 kg trong vòng 6 tháng), hẹp môn vị (nôn thức ăn sau ăn 2-3 giờ hoặc nôn thức ăn bữa trước), sờ thấy u vùng thượng vị, nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc sờ thấy hạch thượng đòn trái…
Vì vậy cần thận trọng với chẩn đoán viêm niêm mạc dạ dày hay đau dạ dày, hội chứng dạ dày tá tràng… mà không được chẩn đoán với nội soi sinh thiết.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư dạ dày thường có triệu chứng thiếu máu ngày càng rõ như da xanh, niêm mạc nhợt do chảy máu từ khối u.
Những người có nguy cơ cao mắc ung thư là tiền sử viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, ậm ạch khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn... Nếu điều trị nội khoa không khỏi thì cần nội soi dạ dày để phát hiện ung thư.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ từ ngoài 40 tuổi, trong đó có tầm soát ung thư. Những người tiền sử gia đình có người bị ung thư, đa polyp đại tràng, viêm gan B… nên khám sàng lọc sớm hơn. Với ung thư dạ dày, nên định kỳ nội soi dạ dày mỗi năm 1-2 lần, nếu kết quả bình thường thì có thể cách 2 năm nội soi một lần.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....