Bạn có biết: Lá đinh lăng ngâm rượu được không?
Nội dung bài viết
Rượu đinh lăng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên chúng ta vẫn thường quen thuộc với rượu ngâm củ đinh lăng. Còn với lá của loại cây này thì được dùng với những cách khác như: làm nước uống, làm gối, thức ăn… Vậy lá đinh lăng ngâm rượu được không? Nếu bạn đang thắc mắc, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tìm hiểu về lá đinh lăng
Cây đinh lăng là loại cây có cùng họ với sâm. Loại cây này còn được gọi với cái tên khác là nam dương sâm, cây gỏi cá. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cây đinh lăng ở nhiều gia đình người Việt. Đây là một loại cây dùng để làm thuốc, chúng có nhiều loại khác nhau và cũng mang những đặc điểm về hình dạng lá khác nhau.
Lá đinh lăng là loại lá mọc cách kép lông chim 2 đến 3 lần. Thân lá thường có chiều dài từ khoảng 20 đến 40cm. Cuống lá dài và hình tròn, có màu xanh đậm, mặt phía trên thì có màu xanh dương, mặt dưới sẽ hơi bóng. Gân lá nổi rõ, rất dễ để nhận dạng.
Có 7 loại đinh lăng khác nhau. Chúng được gọi theo đặc điểm của lá. Cụ thể:
Đinh lăng lá nhỏ: Là loại đinh lăng có phần lá mọc so le nhau, có bẹ. Mép lá có răng cưa không đều nhau. Phần lá xẻ 3 lần như lông chim và mỗi đoạn đều sẽ có cuống nối với lá. Đây chính là loại đinh lăng được trồng phổ biến nhất hiện nay.
Đinh lăng lá to: Loại đinh lăng này có lá thuôn dài. Bản lá to hơn nhiều so với các loại lá khác.
Đinh lăng lá tròn: Là cây đinh lăng có lá tròn, to. Màu sắc lá xen kẽ màu xanh và trắng, có ngoại hình bắt mắt, thường được dùng làm cây cảnh.
Đinh lăng đĩa: Đây không phải là một loại cây phổ biến. Lá của chúng có dáng to nhìn như chiếc đĩa.
Đinh lăng lá bạc: Lá đinh lăng xé hình răng cưa, viền lá có màu trắng, thường được người yêu cây trồng để làm bonsai.
Đinh lăng lá răng: Loại cây này cũng được nhiều người ưa chuộng để làm cây cảnh. Lá của chúng xẻ răng cưa, bản tròn.
Đinh lăng lá vằn: Lá của loại này sẽ nhìn giống như những cánh hoa và rất hiếm để gặp.
Lá cây đinh lăng ngâm rượu có được không?
Việc sử dụng lá đinh lăng ngâm rượu có được không và lá đinh lăng ngâm rượu có tác dụng gì hay đinh lăng lá tròn ngâm rượu được không thì chưa có bất cứ một tài liệu, nghiên cứu chính thức nào trả lời được những câu hỏi, thắc mắc này.
Mà từ trước đến nay, theo như nghiên cứu và ghi chép trong Đông y thì lá đinh lăng chủ yếu được sử dụng để làm dược liệu, làm gối hoặc ăn cùng các loại thức ăn nhiều hơn.
Công dụng của lá đinh lăng cụ thể như sau:
Nước đinh lăng giúp bồi bổ cho sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh.
Giúp chữa và ngăn ngừa dị ứng, thải độc hiệu quả.
Chữa tắc tia sữa cho các mẹ sau sinh.
Chữa đau tử cung cũng như rối loạn kinh nguyệt.
Giải quyết các bệnh liên quan đến tiêu hóa như: tiêu chảy, khó tiêu và đầy hơi.
Khi thời tiết thay đổi khiến bạn đau lưng cũng có thể dùng lá đinh lăng để chữa.
Chữa ho lâu ngày mà vẫn không khỏi.
Chữa bệnh mất ngủ.
Lợi tiểu, có hiệu quả đối với người bị thận.
Sử dụng bộ phận nào của cây đinh lăng để ngâm rượu?
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thường sử dụng rễ đinh lăng để ngâm rượu. Thường sẽ là loại cây trồng từ khoảng 3 đến 4 năm tuổi là có thể ngâm được. Đỉnh điểm ngon nhất là rễ cây trồng từ 6 đến 7 năm. Nếu để lâu quá thì rượu sẽ bị giảm chất lượng.
Rượu đinh lăng ngâm bao lâu thì uống được? Rượu đinh lăng cần phải được ủ tự nhiên trong một thời gian nhất định mới đạt được đến vị ngon nhất của sản phẩm. Rượu ngâm rễ đinh lăng khô cần thời gian 3 tháng. Đối với rẽ tươi sẽ cần khoảng 6 tháng. Nếu để lâu quá thì cũng không tốt vì các dưỡng chất quý hiếm sẽ không còn nữa.
Ngâm rượu đinh lăng với gì? Người ta không ngâm rượu với rễ đinh lăng không mà còn có thể ngâm cùng với một số loại thuốc trong Đông y để tăng thêm hương vị cũng như dược tính của rượu. Đó là:
- Sâm cau: Đây là một vị thuốc trong Đông y. Chúng có tính ấm, vị hơi cay và ngọt. Khi ngâm cùng với rượu đinh lăng sẽ có tác dụng ôn thận, tráng dương, kiện gân cốt. Rất tốt cho nam giới bị rối loạn cương dương và có tình trạng tóc bạc sớm.
- Bạch tật lê: Loại thuốc này tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Khi dùng rượu đinh lăng ngâm cùng bạch tật lê giúp giảm tình trạng đau ngực, thông tuyến sữa, ngừa viêm, u nhọt ở vú.
Mặc dù rượu đinh lăng tốt như vậy nhưng bạn không nên sử dụng quá nhiều. Mỗi một ngày chỉ uống 3 đến 4 ly nhỏ/ngày.
Câu hỏi lá đinh lăng ngâm rượu được không đã có câu trả lời thỏa đáng trong bài viết trên. Mỗi một bộ phận sẽ có những công dụng khác nhau. Vì vậy, bạn hãy sử dụng đúng với từng mục đích để phát huy tốt nhất.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...