Gừng có tính ấm và kháng viêm, kháng nấm hiệu quả, bởi vậy chúng được áp dụng để trị ho, cảm cúm, cảm lạnh cho cả người lớn và trẻ em. Những cách trị ho bằng gừng thực hiện khá đơn giản và có thể làm dịu đi chứng ho một cách nhanh chóng.

Dưới đây là 3 cách trị ho bằng gừng, bạn có thể tham khảo để áp dụng:

Ảnh minh họa

Gừng ngâm mật ong

Rửa sạch gừng, không cạo vỏ, thái ngang củ thành lát nhỏ, sau đó cho vào lọ, chứa mật ong. Khi gừng se quắt lại là có thể sử dụng

Đối với trẻ em thì pha thêm nước ấm cho trẻ em uống khi ngủ dậy. Còn đối với người lớn nên ngậm gừng trong miệng sẽ có hiệu quả trị ho tốt hơn.

Gừng chưng đường phèn

Rửa sạch gừng, thái thành lát mỏng, cho đường phèn vào cùng gừng đem hấp cách thủy khoảng 15 phút để nguội là có thể dùng được.

Cách này có tác dụng trị ho có đờm rất hiệu quả. Gừng chưng đường phèn còn giúp làm ấm bụng, loại bỏ hàn khí ra khỏi cơ thể. Mỗi ngày ngậm 2-3 lần, trong 2-3 ngày các cơn ho sẽ giảm dần.

Gừng chưng muối

Thay bằng việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh để trị ho, bạn có thể áp dụng cách trị ho bằng gừng và muối dưới đây:

Gừng rửa sạch không gọt vỏ giã nát, cho thêm một nhúm muối và nước vào đun nhỏ lửa cho đến khi nước sôi chỉ còn lại một nửa lượng nước ban đầu. Lọc nước này và uống khi chúng còn ấm.

Ngoài ra, gừng còn được áp dụng để chữa các bệnh thông thường sau:

Ảnh minh họa

- Ngừa cảm lạnh: Gừng tươi rửa sạch rồi giã nát, cho vào ly nước sôi hoặc là trà nóng, có thể cho thêm một ít đường vào cho dễ uống.

- Chữa mất tiếng hoặc là chữa khan tiếng: Giã nhuyễn gừng tươi và củ cải trắng, vắt lấy nước cốt uống 2 đến 3 lần trong ngày.

- Giảm đau, kháng viêm: Uống nước gừng rồi đắp bã gừng, ngâm tay, ngâm chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 - 20 phút có thể chữa được chứng viêm khớp. Phương pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau và sưng rõ rệt hơn.

- Người khó ngủ, mất ngủ: Ngâm chân trong nước gừng sẽ giúp cho giấc ngủ có chất lượng hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng rồi hòa cùng với nước ấm bạn có thể cho thêm chút muối vào.

- Phòng chữa cảm mạo: Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng bạn có thể nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc là trước khi tắm, làm việc ở môi trường lạnh sẽ giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng sẽ có tác dụng giúp cho cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được những độc tố ra ngoài cơ thể.

Những người không nên sử dụng gừng

Lưu ý, với những người có dấu hiệu sau đây nên cân nhắc khi dùng gừng để trị bệnh:

- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, ruột hay có khối u trong tuyến tiêu hóa.

- Người bị bệnh gan, sỏi mật

- Người bị trĩ, xuất huyết

- Người bị cao huyết áp, bệnh tim

- Phụ nữ mang thai

- Người bị bệnh viêm da

- Người bị bệnh tiểu đường