Bài thuốc hay từ trái bí đao
Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn từ điển cây thuốc Việt Nam cho biết, bí đao còn được gọi là bí phấn hay bí xanh, tên khoa học là Benincasa hispida (Thumb). Cogn. Cây thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.
Theo mô tả, bí đao là cây thảo một năm, mọc leo dài tới 5 cm, có nhiều lông dài. Lá cây hình tim hay thận, đường kính 10-25 cm, xẻ 5 thùy chân vịt. Tua cuốn thường xẻ 2-5 nhánh. Hoa đực mọc đơn độc trên cuống dài 5-15 cm. Lá đài hình ngọn giáo, cánh hoa hình bay. Nhị có chỉ nhị rộng ra ở gốc. Nhụy lép dạng tuyến. Hoa cái mọc đơn độc trên cuống dài 2-4 cm, bầu hình trứng hay hình trụ, có lông rậm, nhị lép hình bản. Quả thuôn dài 25-40 cm, dày 10-15 cm, lúc non có lông cứng, khi già có sáp ở mặt ngoài, nặng 3-5 kg, màu lục mốc, chứa nhiều hạt dẹp.
Cây này mọc chủ yếu ở vùng có khí hậu mát. Ra hoa vào tháng 6-7, có quả tháng 7-10. Bí đao có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng rộng rãi ở hầu hết các vùng nhiệt đới cũng như á nhiệt đới của châu Á và miền đông châu Đại Dương. Cây được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy quả, gọi là đông qua bì. Hạt cũng được sử dụng để làm thuốc. Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thường chờ đến khi quả già thì lấy thịt quả, vỏ quả và hạt.
Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, vỏ quả tính mát có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu thũng, giải nhiệt. Hạt giúp kháng sinh tiêu độc, trừ giun, thanh nhiệt thẩm thấp, hóa đàm bài nung. Nghiên cứu dược lý cho thấy quả bí đao chứa β-sitosterol, β-sitosterol acetat, lupeol và lupeol acetat, 0,4% protein, 0,1%lipit, 3,2% carbohidrat, 0,3% chất vô cơ và vitamin B. Sáp và vỏ quả chứa chất triterpen gọi là isomultiflorenol acetat.
Bí đao được dùng để trị nhiều bệnh như thận, viêm thủy thũng, tiểu tiện không thông, đái tháo đường, bạch đới, trẻ em nóng sốt vào mùa hè, viêm thận cấp tính, toàn thân phù thũng, ngộ độc cua, cá. Hạt trị ho, giải độc, trị rắn cắn. Đặc biệt, hạt bí để lâu ngày chữa được bệnh bạch đới.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ bí đao như sau:
- Phù thũng (cả mình và mặt đều phù): Dùng bí đao và hành củ nấu canh với cá chép ăn thường ngày; hoặc 40 g bí đao, 40 g đậu đỏ sắc đặc uống hằng ngày.
- Đái không thông, đái đục, đái ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc lấy nước uống.
- Đái tháo đường: 20 g vỏ bí đao, 20 g vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn (qua lâu căn) 20 g. Tất cả đem nấu với một lít nước để sôi 10 phút rồi trữ vào ấm uống cả ngày. Hoặc dùng 100 g bí đao tươi để cả vỏ và hạt, củ mài 50 g, lá sen 50 g nấu nước uống cả ngày.
- Đái tháo đường, miệng khát tâm phiền: Dùng 300 g thịt quả bí (đông qua nhương) thu trữ vào mùa hạ - thu rồi phơi khô dưới nắng to hoặc sấy than, nghiền nát. Mỗi lần dùng 1/10 sắc nước gạn bỏ bã, uống khi còn ấm.
- Bạch đới: Dùng 250 g hạt bí đao lâu ngày đem sao lên, nghiền nát vụn, mỗi lần dùng 15 g pha với nước cơm uống mỗi ngày 2 lần, liên tiếp 5-7 ngày.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng...
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi...
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe...
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.