Bài thuốc dân gian chữa hen suyễn bằng tỏi cho trẻ em cực kỳ đơn giản
Hen suyễn (hen phế quản) là một trong những bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ em. Theo nghiên cứu, cứ 10 trẻ sẽ có từ 1 – 2 trẻ mắc hen suyễn. Trẻ bị hen suyễn có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, bụi, khói thuốc lá hay thực phẩm lạ.
Trẻ bị hen suyễn sẽ được điều trị và theo dõi sát sao. Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc để cắt cơn tại nhà. Bên cạnh đó, phụ huynh còn có thể sử dụng một số phương pháp dân gian chữa chứng hen suyễn hiệu quả cho trẻ.
Theo các tài liệu Đông y, thành phần tỏi chứa các chất kháng khuẩn, chống viêm chuyên trị cảm cúm, viêm họng, ho, hen suyễn. Chữa hen suyễn bằng tỏi cho trẻ là phương pháp cực kỳ an toàn, không mang lại tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Cách chữa hen suyễn bằng tỏi cho trẻ em
Sữa tỏi
Nguyên liệu:
- Sữa: 500ml
- Tỏi tươi: 10 tép
- Đường: 2 hoặc 3 muỗng cà phê
- Nước sạch: 250ml
Thực hiện:
Đầu tiên, cha mẹ cho nước và sữa vào nồi. Kế tiếp, thêm vào 10 tép tỏi tươi đã băm nhuyễn rồi đun trên bếp đến khi hỗn hợp sôi thì để nhỏ lửa. Sau đó khuấy đều tay đến khi lượng nước trong nồi bốc hơn khoảng ½. Cuối cùng, lọc hỗn hợp loại bỏ bã tỏi và thêm đường. Rót ra cốc cho trẻ uống khi còn nóng.
Cao tỏi mật ong
Nguyên liệu:
- Tỏi tươi: 10 tép
- Mật ong: 3 muỗng canh
Thực hiện:
Bước đầu tiên, cha mẹ cho mật ong vào nồi nấu cùng tỏi trong khoảng 7 – 10 phút đến khi hỗn hợp cô đặc. Hàng ngày, dùng cao tỏi mật ong pha cùng nước ấm rồi cho trẻ bị hen suyễn uống từ 2 – 3 lần để giảm các triệu chứng bệnh.
Nước tỏi tươi
Ngoài cách kết hợp tỏi với sữa hoặc mật ong, cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước tỏi tươi để trị hen suyễn. Theo đó, cha mẹ chỉ cần cho trực tiếp 3 – 5 tép tỏi tươi pha cùng nước nóng. Để khoảng 5 phút cho nước nguội và các tinh chất trong tỏi tiết ra toàn bộ thì cho trẻ uống hàng ngày.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tập cho trẻ ăn tỏi tươi mỗi ngày một ít để chữa hen suyễn, phòng ngừa cảm cúm, trị các chứng đầy hơi.
Khi chữa hen suyễn bằng tỏi cho trẻ em, cha mẹ cần chú ý không nên quá lạm dụng. Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh của trẻ mà đạt hiệu quả khác nhau. Cách tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
* Thông tin mang tính tham khảo.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...