Bài thuốc chữa đau bụng sau sinh
Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
Nếu nguyên nhân do khí huyết hư, dùng bài thuốc:
Gừng, đương quy, mỗi vị 15g, thịt dê 250g. Thịt dê rửa sạch, chặt miếng, đương quy, gừng, dùng vải thưa túm lại để chung với thịt dê, thêm 500ml nước, nấu cho đến khi thịt mềm, vớt bỏ thuốc, nêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 4 - 5 ngày.
Hoặc đường đỏ nấu với 1 - 2 quả trứng gà để ăn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền 4 - 5 ngày
Công hiệu: Bổ huyết, hoạt huyết. Chủ trị chứng đau bụng sau khi sinh do khí huyết hư.
Nếu nguyên nhân do huyết ứ, dùng bài:
Đương quy 9g, xuyên khung 9g, đào nhân 9g, gừng rang 6g, cam thảo nướng 5g, ích mẫu thảo 9g, ngũ linh chi 9g, bồ hoàng 9g, sắc lấy nước uống. Dùng liên tục 3 ngày.
Hoặc cây gai 120g, thái nhỏ, dùng rượu sao nóng, lấy cho vào túi vải chườm lên bụng, ngày làm 2 lần.
Công hiệu: Hoạt huyết trừ ứ, thông lạc chỉ thống. Chủ trị đau bụng sau sinh do huyết ứ.
Nếu nguyên nhân do hàn (lạnh), dùng bài:
Gừng 3g, tiêu sơn tra, đường đỏ, mỗi thứ 30g. Ba vị thuốc trên cho vào ấm, chế nước sôi vào, đậy nắp ngâm khoảng 15 phút là uống được, dùng thay trà trong ngày.
Hoặc gừng sấy, xuyên khung, mỗi thứ 3g; đương quy, đào nhân, mỗi thứ 9g. Tất cả sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Uống 3 ngày.
Hoặc: Muối ăn một muôi rang nóng, cho vào túi vải chườm vùng bụng dưới. Hoặc rang khô lá ngải cứu, đắp vào rốn lúc đang còn nóng.
Gừng, ngải cứu, đương quy chữa đau bụng sau sinh do lạnh.
Công hiệu: Tán hàn, làm ấm bên trong, giúp giảm đau nhanh. Chủ trị chứng đau bụng sau khi sinh do lạnh.
Sản phụ cần lưu ý phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ và giữ ấm cơ thể theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Khi dùng các bài thuốc trên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y hoặc lương y có uy tín. Nếu không đỡ hoặc đau bụng kèm theo sốt cần đến ngay cơ sở y tế khám để và có chỉ định điều trị phù hợp.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.