Bác sĩ sản khoa giải đáp câu hỏi: Mẹ bầu ăn nhiều liệu có thực sự là tốt cho bé?
Bất kể người phụ nữ nào khi mang thai cũng được chăm sóc sức khỏe chu đáo. Có những người còn được bồi bổ sơn hào hải vị để con được khỏe từ trong bụng. Cũng từ đây, các mẹ bầu sinh ra những bệnh lý mà không phải ai cũng biết.
Bác sĩ Trần Vũ Quang (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho rằng, trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường do nhu cầu tăng năng lượng.
Sẽ không có gì đáng quan tâm nếu cơ thể sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường khi tăng sử dụng những nguồn thực phẩm chứa đường. Nhưng không phải thai phụ nào cũng sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Khi cơ thể thai phụ thừa cân sẽ sinh ra bệnh tiểu đường thai kỳ, đây là một loại bệnh chỉ xảy ra trong thai kỳ và thường tự khỏi sau sinh. Đái tháo đường thai kỳ là hiện tượng bà mẹ bị tăng đường máu trong quá trình mang thai.
Có nhiều yếu tố, nguy cơ gây tiểu đường lúc mang thai như: Thừa cân, béo phì, mang thai khi đã nhiều tuổi (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường.
Các dấu hiệu nhận biết cũng không quá rõ ràng, tuy nhiên, 5 dấu hiệu sau đây thường gặp khi bị đái tháo đường thai kỳ: Thường xuyên có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn"; cảm thấy khô miệng, khát nước, ăn không kiểm soát, nguy cơ nhiễm trùng “cô bé” gia tăng, mắt mờ trong một thời gian ngắn. Nếu có những dấu hiệu này thì các thai phụ cần đi kiểm tra lượng đường trong máu.
“Trong thời kỳ mang thai các mẹ bị đái tháo đường có thể gây những nguy hiểm rất nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi: Người mẹ có thể mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén,…
Hơn thế nữa, đái tháo đường thai kỳ gây ra tiền sản giật và sản giật cao gấp 4 lần, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, dễ băng huyết sau sinh và có nguy cơ mổ đẻ cao gấp 2 lần so với thông thường.
Đối với thai nhi có thể gây ra những nguy cơ nặng nề như dị tật bẩm sinh. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh tự nhiên ở thai nhi khoảng 1-2%, nhưng nếu bà mẹ bị đái tháo đường thì tỷ lệ này tăng lên gấp 4-8 lần so với bình thường.
Khi đó bé dễ bị suy hô hấp và rối loạn chuyển hóa sau sinh như hạ đường huyết, hạ canxi huyết… vàng da, tiểu đường type 2 sau này”, bác sĩ Quang phân tích.
Bác sĩ Quang kể về trường hợp của thai phụ M.T. Trong quá trình mang thai chị M.T. bị đái tháo đường thai kỳ nhưng do không để ý kỹ dấu hiệu và không thăm khám thường xuyên nên đã dẫn đến sảy thai. Lúc mới có thai chị đi tiểu liên tục, khi đó cũng không nghĩ nhiều vì thấy mấy bà bầu khác vẫn bảo khi có thai thì đi tiểu nhiều hơn.
Thời gian đó nhìn gì cũng muốn ăn, ăn không có chế độ, đến mức ăn xong không cả đứng dậy được phải nhờ chồng đỡ mới đứng lên được. Nhiều lúc nhìn một thứ cứ mờ mờ rồi lại hết. Lúc đó không nghĩ nhiều cứ nghĩ đó là mấy triệu chứng phụ do mang thai với nhà cũng nghèo không đi khám được thường xuyên nên mới xảy ra chuyện đau lòng.
Tuy nhiên, bệnh đái tháo được có thể kiểm soát được, trong đó chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên là cách kiểm soát đái tháo đường tốt nhất. Ngoài ra phụ nữ mang thai cần phải theo dõi đường huyết, đi khám thường xuyên và nếu cần thiết thì điều trị bằng thuốc.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.