Bác sĩ sản khoa bật mí cách chăm sóc 'cô bé' khoa học trong thời kỳ kinh nguyệt
Theo bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, những ngày đèn đỏ thường khiến nhiều chị em phụ nữ không thoải mái, bỏ bê bản thân vì các triệu chứng mệt mỏi mà chu kỳ kinh nguyệt gây ra. Tuy vậy, dù bạn chán nản hay lười biếng đến mức nào thì bạn cũng hãy nhớ một điều tiên quyết, đó là luôn giữ vệ sinh “cô bé” thật sạch sẽ.
Việc giữ vệ sinh “cô bé” trong chu kỳ kinh nguyệt là một việc bạn không thể xem thường. Nhiều người đã vệ sinh sai cách khiến cho “cô bé” bị bệnh lúc nào không hay biết. Vì vậy, chị em hãy ghi nhớ những điều này trong thời kỳ kinh nguyệt:
Không dùng xà phòng
Âm đạo có cơ chế làm sạch riêng, nếu bạn sử dụng sản phẩm có chứa hoạt tính tẩy rửa cao sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, dễ nhiễm trùng hơn.
Thay băng vệ sinh ít nhất 3 tiếng 1 lần
Mồ hôi kết hợp với môi trường trong băng vệ sinh chính là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển.
Những vi khuẩn này sẽ làm bạn gặp phải các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng âm đạo, ngứa và phát ban da ở “cô bé”. Vì thế, việc thay băng vệ sinh giúp bạn tránh được sự xâm hại của vi khuẩn, tránh được mùi khó chịu và không sợ bị tràn ra quần ngoài.
Thao tác rửa
Đừng áp dụng thói quen rửa từ hậu môn ra phía trước âm đạo. Những vi khuẩn từ hậu môn có thể thâm nhập vào âm đạo của bạn nếu bạn cứ giữ khư khư cách rửa trên. Hãy tập cho mình thói quen từ từ âm đạo ra sau hậu môn và rửa thật nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước “cô bé”.
Không ngâm mình trong bồn tắm quá lâu
Nếu bạn tắm trong bồn tắm mà lại ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, máu kinh tan nhanh trong nước sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào “cô bé”.
Vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào âm đạo hơn những ngày bình thường vì trong chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung sẽ mở rộng hơn bình thường để máu kinh có thể chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
Giữ quần lót khô thoáng
Giữ cho quần lót khô thoáng, nếu bạn tiểu són hoặc đi tiểu chưa hết thì nên thay quần lót 2-3 lần /1 ngày. Không mặc quần lót ẩm ướt khi ở nhà cũng như khi ra đường vì điều này rất dễ tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn có hại sinh sôi trong “cô bé”.
“Xử lý” băng vệ sinh cũ
Khi thay băng vệ sinh cũ, bạn không nên để lung tung mà hãy gói lại và vứt ngay vào thùng rác để vi khuẩn không thể lây lan sang những khu vực xung quanh. Đồng thời mỗi khi thay băng vệ sinh cũ, bạn nên rửa tay bằng xà phòng trước khi dùng miếng băng vệ sinh mới nhé.
Với những chia sẻ bên trên, hy vọng chị em phụ nữ sẽ biết cách giữ vệ sinh vùng kín trong thời gian kinh nguyệt để sức khỏe và tinh thần trong những ngày này luôn khỏe khoắn và tự tin hơn.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.