Bác sĩ Nhi tư vấn 9 cách phòng chống say tàu xe cho trẻ em
Phần lớn các bé đều bị say tàu xe, thường sẽ hết sau 2 tuổi. Việc bé thường quấy khóc, bứt rứt, khó chịu khi đi tàu hay xe hoàn toàn có thể do tình trạng này gây ra.
Say tàu xe bắt đầu với cảm giác khó chịu trong dạ dày, tiếp theo là tăng tiết nước bọt làm cho bé bứt rứt, cảm thấy ngột ngạt, mặt tái nhợt, và có thể nôn.
Nguyên nhân do não nhận các tín hiệu mất cân bằng được truyền đến từ mắt, tai. Mùi xe, đầu cử động liên tục, bị cố định vào một chỗ trong lúc xe di chuyển cũng làm bé dễ bị say.
Cha mẹ có thể áp dụng 9 cách dưới đây để phòng ngừa nguy cơ say tày xe cho con:
1. Phụ huynh cần xác định rõ thời gian của hành trình. Bé dễ bị say tàu xe nếu không ngủ và bị kích thích bởi sự chuyển động không ngừng trong chuyến đi.
Lúc di chuyển rất khó ngủ. Hãy cho trẻ ngủ đủ giấc trước khi hành trình bắt đầu. Nếu có thể, cho bé ngủ trong xe đẩy, sau đó cho hẳn chiếc xe đẩy đó lên xe, tàu hỏa với hy vọng con sẽ tiếp tục ngủ ngoan và không bị đánh thức.
2. Nên sắp xếp thời gian khởi hành chuyến đi gần hoặc trùng với giờ ngủ trưa hoặc ngủ đêm của bé.
3. Cho bé ăn một bữa đầy đủ trước khi hành trình bắt đầu. Nếu bé nôn ói, hãy cho bé uống một thìa nước nhỏ. Thức ăn khô (bánh quy lạt) có thể tốt cho trẻ lớn hơn.
4. Giữ cho chỗ ngồi mát và thông gió tốt. Cha mẹ hãy mở hé kính xe nếu có thể.
5. Làm cho bé quên tình trạng say xe với món đồ chơi yêu thích. Tuy nhiên, cách tốt nhất, cha mẹ hãy chỉ cho con những vật ở tầm nhìn xa như cây cối, nhà cửa, quang cảnh hai bên đường để con quan sát, học hỏi.
6. Không để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời qua các ô cửa.
7. Không nên dùng các loại nước hoa hay dầu gió có mùi mạnh.
8. Chuẩn bị sẵn sàng quần áo dự phòng, một vài chiếc khăn, vài túi nhựa để chứa quần áo và khăn bẩn của bé.
9. Cha mẹ chỉ nên cho bé sử dụng thuốc chống say tàu xe sau 2 tuổi.
Với 9 giải pháp đơn giản này, cha mẹ sẽ giúp bé hạn chế cơn say tàu, xe hoặc máy bay trước mỗi chuyến đi chơi xa.
Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương
Giảng viên Bộ môn Nhi - Đại học Y dược TP.HCM
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.