Bác sĩ Nhi giải đáp: Cho trẻ đi tàu xe ngày Tết, cha mẹ cần chú ý gì?
Con gái em được 24 tháng. Tết này em định cho bé về quê nội chơi nhưng lại sợ em bé bị say tàu xe và nhiễm khuẩn do tiếp xúc với người lạ ở nơi đông người. Vậy em cần làm gì để chống say tàu xe và phòng bệnh cho trẻ khi đi chơi xa trong dịp Tết?
(Hạnh Thảo, Quận 7, TP.HCM)
Thạc sĩ Bác sĩ Đinh Thạch, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) trả lời:
Cho trẻ đi lại bằng các phương tiện tàu xe là một trong những vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ.
Thông thường trong ngày Tết, trẻ nhỏ hay cùng cha mẹ đi du xuân, đặc biệt là về quê thăm ông bà nội. Có rất nhiều trẻ chưa quen với việc đi lại dẫn đến hiện tượng say tàu xe. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản.
Theo đó, khi chuẩn bị hành trình đi chơi xa, cha mẹ lưu ý không cho bé ăn no quá. Việc ăn quá no khiến thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa làm trẻ rất dễ bị say khi lên tàu dẫn đến tình trạng nôn ói thường gặp.
Bên canh đó, cha mẹ nên dỗ dành trẻ và lựa chọn chỗ ngồi thông thoáng, đủ oxy, tránh xa những nơi quá bí cũng là một trong những cách phòng ngừa say tàu xe cho bé. Trong hành trình, cha mẹ đừng quên trò chuyện thường xuyên cùng bé, động viên bé để bé quên đi.
Đối với những trẻ thường xuyên bị say tàu xe, cha mẹ áp dụng những cách thông thường nói trên không hiệu quả thì có thể cho con dùng thuốc. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe và để chắc chắn bé có sử dụng thuốc được hay không. Nếu sức khỏe bé bình thường, nên cho bé uống thuốc trước khi lên tàu xe 30 phút để phát huy tác dụng.
Ngoài ra, khi đi tàu xe, bé phải tiếp xúc với rất nhiều người. Một trong số những người xung quanh có thể mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi họ hắt hơi, vi khuẩn có thể lây lan trong không khí khiến trẻ dễ mắc phải.
Do đó, cha mẹ nên giữ bé ở khoảng cách an toàn. Khi thấy người khác ho, hắt hơi, nên đưa bé ra khu vực khác hoặc mang cho bé khẩu trang nhằm bảo vệ đường hô hấp. Nếu trẻ dưới 2 tuổi không chịu đeo khẩu trang, có thể dùng khăn che chắn. Trẻ từ 3 – 6 tuổi có thể tập thói quen đeo khẩu trang cho bé thường xuyên.
Cuối cùng, khi đi du xuân, chúc Tết cùng gia đình, cha mẹ lưu ý không cho bé về quá khuya. Không khí lạnh về đêm rất dễ làm đường hô hấp của trẻ bị viêm nhiễm. Đồng thời, cha mẹ đừng quên đảm bảo dinh dưỡng cân bằng cho trẻ trong những ngày Tết.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.