Bác sĩ Nhi chia sẻ cách phòng ngừa viêm tiểu phế quản cho trẻ sơ sinh khi thời tiết chuyển mùa
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp. Nói về nguyên nhân trẻ bị viêm tiểu phế quản, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I cho biết, khi thời tiết thay đổi, các loại vi - rút dễ dàng xâm nhập và tấn công đường hô hấp của trẻ, làm cho dịch đờm nhớt tiết ra hiều hơn gây ứ đọng, bít tắc các đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) nên trẻ bị khò khè và khó thở.
Trong 2 – 3 ngày đầu tiên mắc bệnh, trẻ thường bị sốt nhẹ, ho và sổ mũi. Sau đó, khi bệnh trở nên nặng hơn, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng ho ngày một nhiều, thở khò khè, sốt cao không hạ, cơ thể tím tái, khi thở bị co kéo lồng ngực.
Viêm tiểu phế quản là một bệnh hô hấp cấp tính phổ biến nhất ở những trẻ dưới 2 tuổi. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân, trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh, suy giảm miễn dịch thì bệnh sẽ có nhiều biến chứng, mức độ bệnh sẽ nặng và kéo dài hơn, cần cho trẻ nhập viện sớm. Suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi là các biến chứng thường hay gặp nhất của bệnh viêm tiêu phế quản ở trẻ sơ sinh.
Chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào
Theo bác sĩ Khanh, mẹ cần cho trẻ bú mẹ thường xuyên, nếu trẻ bú kém thì cần cho bú nhiều cữ. Việc được bú sữa mẹ sẽ cung cấp đủ nước cho trẻ, từ đó đàm đặc ở trẻ cũng dễ tiêu hơn.
Trẻ sơ sinh thường khó thở do nước mũi, dịch mũi chảy nhiều. Bạn có thể vệ sinh khoang mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, hút mũi cho con mỗi ngày 1-2 lần. Lưu ý không kéo dài liên tiếp nhiều ngày.
Phòng ngủ của trẻ phải thông thoáng, không quá lạnh, độ ẩm không quá thấp để tránh đàm bị khô, đặc, khó tan. Cha mẹ nên chú ý bôi dầu vào lòng bàn chân cho trẻ trước khi ngủ.
Cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc ho thảo dược. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, cũng cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra với con trẻ.
Phòng ngừa viêm tiểu phế quản cho trẻ
Bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ thêm, yếu tố vệ sinh rất quan trọng trong việc phòng bệnh cho trẻ. Cha mẹ, đặc biệt người trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc với bé cần rửa tay kĩ càng.
Mẹ nên tích cực cho bé bú để tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Trẻ cần được bú sữa mẹ đến lúc 2 tuổi. Khi bước vào độ tuổi ăn dặm cần thực hiện đúng cách và chú ý cung cấp bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng.
Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, nơi có nhiều khói thuốc lá. Tránh cho con tiếp xúc với người lớn bị ho, xổ mũi. Nếu người lớn bị bệnh phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm vi – rút cho bé.
Mặc ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, hạn chế việc cho trẻ ra đường khi trời trở gió. Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
Viêm tiêu phế quản ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, cha mẹ có cần nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này để phát hiện và điều trị sớm cho con mình.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Hé lộ cuộc sống hiện tại của con gái Dương Mịch sau 6 năm bố mẹ ly hôn
Trong số những nhóc tì nhà sao Hoa ngữ, con gái Tiểu Gạo Nếp của Dương Mịch cùng chồng cũ Lưu Khải Uy là cái tên thường xuyên được nhắc nhiều trên mạng.
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Một trong những cách hiệu quả để phát triển kỹ năng sống và tạo dựng nhân cách cho trẻ chính là khuyến khích các bé làm những việc nhỏ, ví dụ như một số việc nhà đơn giản.
'Ngược dòng' dư luận dạy 3 con gái thành thiên tài cờ vua
Với mong muốn chứng minh rằng 'Thiên tài không được sinh ra, mà được giáo dục và đào tạo nên', ông bố Hungary đã không ngần ngại phát triển một kế hoạch để dạy dỗ con cái của mình trở thành thần đồng.