Bác sĩ căng thẳng giúp thai phụ nặng 152 kg sinh con ở Quảng Ninh
BS Vũ Thị Dung, Phó trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí, Quảng Ninh cho biết, tỉ lệ phụ nữ thừa cân, béo phì mang thai ngày càng nhiều. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, khoa tiếp nhận tới 28 trường hợp đến sinh con.
Nặng cân nhất là thai phụ 31 tuổi, 152 kg, chỉ số BMI lên tới 56.6. Khi mang bầu, thai phụ này được chẩn đoán tiền sản giật, nguy cơ tử vong cao trong quá trình phẫu thuật bắt con.
Ở tuần thai 40, thai phụ có chỉ định sinh mổ, tuy nhiên do cân nặng quá lớn nên bác sĩ phải cân nhắc rất kĩ liều lượng thuốc gây tê.
“Thai phụ cũng có nguy cơ cao tắc mạch khi phẫu thuật, em bé có nguy cơ bị ngạt, bị sang chấn hoặc bị suy hô hấp sau khi chào đời”, BS Dung chia sẻ. May mắn, ca mổ bắt con thuận lợi, bé con chào đời nặng 3,1 kg.
Bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khoẻ cho sản phụ P.A. sau khi sinh con
Mới đây, BS Dung cũng trực tiếp mổ đẻ cho sản phụ N.T.P.A., 29 tuổi ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh nặng 98 kg, BMI 36,9. Bệnh nhân được chuyển vào bệnh viện cấp cứu khi thai mới 35 tuần nhưng bị ra máu âm đạo nhiều.
Qua thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán sản phụ chuyển dạ đẻ nhưng rau tiền đạo chảy máu, ngôi ngang, mắc tiểu đường thai kỳ (đường máu cao nhất 14mmol/l, gấp đôi người bình thường).
Ngay lập tức bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu bắt con, thi nhi nặng 2,4 kg. Sau mổ, sản phụ được chỉ định điều trị nội tiết, hiện sức khoẻ cả mẹ và con đều đã ổn định.
BS Dung cho biết, béo phì ở phụ nữ không chỉ gây khó khăn cho quá trình thụ thai mà còn đối mặt nhiều nguy cơ khi mang thai và sinh con như sảy thai, dị tật bẩm sinh cho con, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, thậm chí người mẹ có thể bị ngừng thở khi ngủ.
Trong quá trình sinh con, sản phụ béo phì sẽ phải trải qua quá trình sinh nở phức tạp, khó sinh thường do sự giãn nở của tử cung không đáp ứng kích thước của thai nhi hoặc do lượng mỡ quá lớn gây khó khăn cho việc xác định vị trí đốt sống để gây tê.
Nếu thai phụ mổ đẻ, nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, nguy cơ tắc mạch cũng cao gấp đôi so với sản phụ có cân nặng bình thường.
Không chỉ gây hại cho mẹ, béo phì ở mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thai nhi. Đứa trẻ sinh ra dễ mắc dị tật bẩm sinh ở tim hay dị tật ống thần kinh do mẹ thường mắc các bệnh lý chuyển hoá trong thai kỳ, nguy cơ bị đẻ non, thai chết lưu lớn.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị kẹt vai, chấn thương khi sinh mổ do thai nhi quá lớn đồng thời có nguy cơ cao bị béo phì khi trưởng thành.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi, các bác sĩ khuyến cáo đối với phụ nữ béo phì cần giảm cân trước khi mang thai, đảm bảo BMI dưới 27.
Nếu ăn kiêng, tập luyện khó giảm cân, có thể áp dụng phẫu thuật giảm béo trước khi có ý định mang thai từ 1-2 năm.
Trong quá trình mang thai, duy trì tập thể dục từ 5 phút mỗi ngày và tăng dần đến 30 phút mỗi ngày kết hợp ăn uống khoa học, hợp lý.
Thai phụ béo phì cũng được yêu cầu thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết, chức năng gan, thận, huyết áp và xét nghiệm sàng lọc thai nhi trong 3 tháng đầu.
Trong 3 tháng giữa từ tuần 26 - 28 cần xét nghiệm đường huyết và làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết, nhằm giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật và đái đường thai kỳ.
Trong 3 tháng cuối, sản phụ có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, đẻ khó do vai, đẻ non… nên cần theo dõi sát. Trong giai đoạn này, mỗi ngày chỉ bổ sung trung bình thêm 300 kcal.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...