Ba người tử vong vì sốt xuất huyết: Những dấu hiệu của bệnh cần biết trước khi quá muộn
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng, trong tuần vừa qua cả nước ghi nhận hơn 700 ca sốt xuất huyết, trong đó một trường hợp tử vong ở Cà Mau. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 14.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 bệnh nhân tử vong.
Trước tình hình này, Cục Y tế Dự phòng dự báo dịch sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn có thể diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng hơn nữa.
Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu của sốt xuất huyết là vô cùng cần thiết để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Dấu hiệu sốt xuất huyết mọi người cần biết trước khi quá muộn
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra và được truyền từ người này sang người chủ yếu do muỗi đốt. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.
Người mắc bệnh sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu tiên sẽ đột ngột sốt cao (39 - 40 độ), đau đầu nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là thời gian nguy hiểm nhất, đa phần bệnh nhân vẫn có thể điều trị ngoại trú tại nhà và tái khám theo hẹn.
Theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành, căn bệnh này diễn biến qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sốt: Người bệnh thường có biểu hiện là đột ngột sốt có nhiệt độ cao lên đến 39 – 40 độ liên tục trong 3 - 4 ngày. Trên da cũng bắt đầu xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm.
- Giai đoạn nguy hiểm: Các bác sĩ cảnh báo đây là giai đoạn cần đặc biệt chú ý đến người bệnh. Vì một số trường hợp ở giai đoạn này có dấu hiệu hạ sốt khiến nhiều người tưởng bệnh sắp khỏi nhưng thật ra là có những biến chứng xấu khác.
- Giai đoạn phục hồi: Ngày thứ 7 - 10, những triệu chứng đã thuyên giảm rõ rệt, người bệnh vẫn nên nghỉ ngơi và uống oresol hay dùng nước hoa quả, nước lọc để giúp cơ thể sớm hồi phục.
Để hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra, bạn cần biết những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh sốt xuất hiện sau:
- Cơ thể bồn chồn hoặc kích thích, vật vã, li bì...
- Tình trạng nôn tăng.
- Đau bụng thậm chí cả cơ thể đều đau nhức, mệt mỏi.
- Tiểu ít đi.
- Xuất huyết bất kì chỗ nào: chảy máu chân răng, máu cam, đi tiểu, đại tiện...
- Chân tay lạnh.
Lưu ý:
- Các bác sĩ nhắc nhở mọi người tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu nhất định phải truyền cần có sự cho phép và theo dõi của bác sĩ để tránh nguy cơ bị sốc.
- "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" do đó mỗi người nên có ý thức dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, loại bỏ chai lọ và những vật chứa nước thải để hạn chế sự sinh sôi của muỗi.
Biết được những dấu hiệu của sốt xuất huyết ở trên, hy vọng mọi người sẽ kịp thời điều trị bệnh tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...