Bà mẹ quyết có cặp song sinh từ tinh trùng con trai quá cố để "nuôi con thêm lần nữa"
Sau khi Rajashree Patil (49 tuổi, sống tại Ấn Độ) mất đứa con trai lớn vì căn bệnh ung thư, bà mẹ đáng thương này nhận ra đây không phải là kết thúc của cuộc đời con trai. Cô quyết định thực kiện kế hoạch "tái sinh" cho con bằng cách sử dụng tinh trùng đông lạnh của con để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện nay, kế hoạch của cô đã thành công mỹ mãn với một cặp sinh đôi vừa chào đời.
Con trai của Rajashree là Prathamesh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não sau khi hoàn thành bằng thạc sĩ tại Đức năm 2013. Anh lập tức quyết định phẫu thuật nhưng trước đó bác sĩ đã lấy mẫu tinh dịch của anh và bảo quản đông lạnh.
Prathamesh dường như đã làm tốt sau khi hoàn tất hóa trị liệu và xạ trị, nhưng căn bệnh ung thư lại trở lại vào năm 2016 và anh qua đời vài tháng sau đó. Trước khi chết, Prathamesh đã trao quyền cho mẹ và em gái của mình phụ trách tinh dịch được bảo quản và cô Rajashree nhận ra đó là cơ hội hoàn hảo để "con trai trở lại".
Tuy nhiên, các bác sĩ xác định rằng Rajashree đã 49 tuổi nên không còn thích hợp để mang thai. Thay vào đó, một người họ hàng 35 tuổi được đề nghị làm người mang thai hộ. Cái thai được thụ tinh từ tinh trùng của Prathamesh và trứng được hiến tặng bởi một người ẩn danh. Người mang thai hộ đã hạ sinh cặp song sinh một trai một gái vào ngày 12/2. Về mặt pháp luật, cô Rajashree sẽ là mẹ của hai đứa trẻ.
Rajashree chia sẻ: "Các bác sĩ đã bảo quản tinh dịch của con trai tôi trước khi họ bắt đầu điều trị ung thư để ngăn ngừa bất kỳ tác động tiêu cực nào của thuốc. Nhờ đó mà tôi đã có thể khiến con trai tôi trở lại.
Việc thụ tinh và xác nhận quyền nuôi con khá phức tạp, chúng tôi đã gặp nhiều trở ngại về tiền bạc và thời gian nhưng cuối cùng đã thành công. Tôi sẽ nuôi dậy hai đứa trẻ này thật tốt với tư cách của một người mẹ". Theo tờ Daily Mail, em gái của Prathamesh hoàn toàn ủng hộ quyết định của mẹ.
Tiến sĩ Supriya Puranik, Trưởng phòng IVF tại Bệnh viện Sahyadri cho biết bà rất vui khi có thể giúp gia đình "hồi tưởng lại những khoảnh khắc hạnh phúc" thông qua tiến bộ khoa học.
"Ở bệnh viện, chúng tôi được chứng kiến, chia sẻ những giây phút vui vẻ, hạnh phúc với từng bà mẹ khi sinh con. Vậy nhưng trong trường hợp này, bà mẹ lại phải chịu đau buồn giày xéo tâm can khi đứa con trai dứt ruột đẻ ra bị hạ gục bởi căn bệnh hiểm nghèo.
Chúng tôi đánh giá cao tinh thần mà cô ấy đã thể hiện trong suốt quá trình và chúc mừng cô ấy có con trai của mình trở lại dưới sự hiện diện của hai em bé sinh đôi khỏe mạnh này", tiến sĩ Supriya Puranik chia sẻ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.