Bà mẹ bị cắt cụt chân tay vẫn xuất sắc mang thai, đẻ thường thành công
Phải chịu đựng cơ thể tàn tật do di chứng bệnh từ khi còn nhỏ nhưng chị Lâm Quỳnh Mẫn (34 tuổi, sống tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) vẫn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Và gần đây, chị đã thực hiện được ước mơ làm mẹ của mình khi hạ sinh một bé trai khỏe mạnh nặng 2,6kg.
Chị Mẫn sinh ra trong một gia đình nông dân tại quận Tân Châu, thành phố Vũ Hán. Khi được 7 tuổi, chị bỗng dưng liên tục bị sốt không lý do nhưng vì điều kiện y tế hạn chế tại địa phương nên chỉ được điều trị như một cơn sốt bình thường.
3 tháng sau, thấy con gái mãi không khỏi dứt nên cha chị Mẫn đưa chị đến một bệnh viện lớn tại thành phố khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết chị bị một hội chứng nguy hiểm liên quan đến mạch máu nhưng chi phí điều trị lên đến khoảng 100.000 NDT (hơn 362 triệu VNĐ).
Bởi vì gia đình không đủ điều kiện chữa trị nên chị Mẫn lại được mang về. Một thời gian sau, phần chân và tay chị bắt đầu bị hoại tử và cuối cùng phải cắt bỏ. Vậy là từ một đứa trẻ lành lặn, khỏe mạnh, chị Mẫn trở thành người tàn tật suốt đời.
Tuy nhiên, điều này không khiến chị đầu hàng số phận. Năm 11 tuổi, chị được gia đình cho đi học một lần nữa. "Cha tôi đã nói tôi là một cô gái kiên cường và là người có ích cho xã hội", chị Mẫn rơi nước mắt khi nhớ lại khoảng thời gian khó khăn ấy.
Năm 2005, chị Mẫn đỗ một trường đại học tại thành phố Vũ Hán. Cùng với học đại học, chị chuyên tâm tìm hiểu các ứng dụng máy tính và thiết kế đồ họa. Sau khi tốt nghiệp, chị đã tự mở một cửa hàng máy tính tại quê nhà, mỗi tháng kiếm được khoảng 2000 tệ (7 triệu VNĐ), đủ để tự nuôi sống bản thân.
Năm 2016, thông qua dịch vụ mai mối, chị Mẫn gặp gỡ và kết hôn với người chồng hiện tại của mình. Không lâu sau khi cưới, chị phát hiện mình mang thai. Để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ và có thể chuyên tâm tìm hiểu về kiến thức làm mẹ, chị Mẫn đã đóng cửa hàng, ở nhà chờ đến ngày sinh.
Tuy nhiên, quá trình mang thai của chị không hề dễ dàng. Khi thai kỳ được 4 tháng, chị Mẫn đột nhiên bị viêm ruột thừa cấp tính và phải mổ cấp cứu. Đến những tháng cuối thì nỗi lo lắng càng tăng lên khi bác sĩ cho biết cô bị chứng nhau tiền đạo và em bé nằm ngôi mông, nguy cơ sinh non cao.
May mắn thay, chị và em bé vẫn khỏe mạnh "chiến đấu" được đến đủ ngày đủ tháng. Dù mang thai nhiều khó khăn nhưng chị Mẫn vẫn mong muốn được sinh thường. Chị chia sẻ mình muốn sinh con tự nhiên không chỉ vì nó mang lại nhiều lợi ích cho con mà gia đình không có điều kiện, nếu sinh mổ sẽ tốn kém hơn nhiều.
Khi được chồng đưa đến bệnh viện Sản nhi tỉnh làm hồ sơ sinh, chị Mẫn đã gây ấn tượng với các bác sĩ tại đây bởi sự mạnh mẽ, kiên trì của mình. Tiến sĩ Cao Ưng, trưởng khoa sản của bệnh viện đã trực tiếp khám toàn diện cho chị Mẫn.
"Nếu bạn tự tin mình có thể làm được thì chúng tôi sẽ cố gắng hết sức trợ giúp bạn", chị Mẫn nhớ lại lời bác sĩ Cao nói với mình.
May mắn hơn nữa, chỉ hai ngày trước khi sinh, bác sĩ vui mừng thông báo em bé trong bụng chị Mẫn đã quay đầu vào ngôi thuận.
Đến ngày sinh, các y tá đã thiết kế riêng cho chị Mẫn một chiếc giường sinh với phần kẹp tay chân phù hợp với chị. Bác sĩ trưởng khoa tự tay đỡ đẻ cho chị. Sau nỗ lực hết mình của bản thân và cả kíp đẻ, chị Mẫn đã xuất sắc hạ sinh một bé trai nặng 2,6kg.
Dù cuộc sống trước mắt còn nhiều khó khăn khi gia đình đã thiếu thốn lại sắp nuôi thêm một em bé nhưng với chị Mẫn, dù mệt mỏi đến đâu thì đây cũng là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất trong cuộc đời chị.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.