Mang thai ba tháng đầu là thời điểm vô cùng nhạy cảm, bà bầu phải kiêng ăn nhiều thứ để phù hợp với sự thay đổi của cơ thể và bảo đảm an toàn cho thai nhi. Vì thế mà bà bầu tháng đầu nên ăn gì và kiêng gì luôn khiến nhiều chị em bối rối, đặc biệt là những phụ nữ lần đầu mang thai. 

Bà bầu tháng đầu nên ăn gì?

Thịt đỏ

Nếu chưa biết bà bầu tháng đầu nên ăn gì tốt thì thịt bò và thịt heo nạc là lựa chọn hàng đầu. Hai loại thực phẩm này chứa một lượng chất sắt khổng lồ, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa nhiều protein, vitamin B6, B12, kẽm và colin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra thịt bò còn giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, ổn định lượng đường trong máu và tránh nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên bà bầu cũng nên lưu ý không dùng thịt bò thường xuyên để tránh tình trạng dư thừa cholesterol. Tốt nhất là mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1 đến 2 lần. Đồng thời, không dùng những món làm bằng thịt bò, thịt heo tái, sống hoặc thịt sấy.

Thịt đỏ là nguồn thực phẩm hàng đầu nếu chưa biết bà bầu tháng đầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Thịt gà

Ăn gì tốt cho thai nhi tháng đầu? Thịt gà chính là đáp án hoàn hảo nhất. Trong thịt gà chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng canxi, photpho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E có trong thịt gà nhiều hơn hẳn thịt bò, lợn và dê.

Nhờ vậy, thịt gà sẽ cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào, đáp ứng được nhu cầu cơ thể của mẹ và bé. Một số món ăn chế biến từ thịt gà tốt cho sức khỏe của mẹ bầu như: Canh gà hầm sen, gà tần thuốc bắc, cháo gà nấu đậu xanh,...

Trong thịt gà có nhiều rất nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp nguồn năng lượng lớn cho cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Rau có màu xanh đậm

Ba tháng đầu thai kỳ, việc bổ sung các loại rau xanh là vô cùng cần thiết. Trong những loại rau màu xanh thẫm có chứa rất nhiều axit folic, một trong những dưỡng chất quan trọng cho ống thần kinh của bé.

Chất này giúp ngăn ngừa những khuyết tật bẩm sinh ở trẻ, đồng thời khiến mẹ bớt mệt mỏi trong giai đoạn đầu mang thai. Một số loại rau xanh mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn "Bà bầu tháng đầu nên ăn gì?" như: rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn, súp lơ xanh,...

Rau xanh là nguồn thực phẩm thiết yếu, cần thiết với bà bầu những tháng đầu mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Trứng

Trung bình, một quả trứng gà sẽ cung cấp đến 13 loại vitamin cùng nhiều khoáng chất khác cho cơ thể. Vì thế mà trứng được xem là thực phẩm cần phải có trong suốt quá trình mang thai.

Trong trứng chứa nhiều protein, canxi, vitamin D, Omega 3,... tốt cho sự phát triển xương và trí não của thai nhi. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn từ 3 đến 4 quả trứng để tránh tăng lượng cholesterol trong máu.

Trung bình mỗi tuần ăn từ 3 đến 4 quả trứng là đủ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Cá hồi

Cá hồi là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn "bà bầu tháng đầu nên ăn gì?". Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nguồn DHA có trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với các loại sữa dinh dưỡng dành cho bà bầu.

Vì thế, thực phẩm này không chỉ tốt cho sự phát triển trí não thai nhi mà còn giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần của mẹ. Bên cạnh đó, thịt cá hồi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác tốt cho bà bầu như: vitamin D, B12, B6, canxi, kali, sắt, photpho,...

Tuy nhiên mỗi tuần bà bầu cũng chỉ nên ăn khoảng 350 gram cá hồi. Vì so với những loại cá biển khác, mặc dù cá hồi chứa ít thủy ngân hơn nhưng không phải là không có, ăn thường xuyên trong thời gian dài, lượng thủy ngân tích tụ nhiều sẽ gây hại cho cả mẹ và bé.

Ăn cá hồi sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí não của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Măng tây

Không chỉ các loại rau xanh mà măng tây cũng là nguồn thực phẩm chứa nhiều axit folic, cứ 180 gram măng tây thì chứa đến 268 mg axit folic, chiếm 67% lượng folate nhu cầu mỗi ngày của thai phụ.

Theo một nghiên cứu khoa học, những phụ nữ trước và trong 3 tháng đầu mang thai, bổ sung 400 mg axit folic mỗi ngày có thể giảm 70% các nguy cơ dẫn đến khuyết tật liên quan đến ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, trong măng tây còn có nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe như: đạm, chất xơ, protein, vitamin K, C, A,...

Măng tây được xem là thần dược của phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Các loại hạt

Óc chó, đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân, bí, hướng dương,... là những loại hạt rất giàu chất sắt, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của thai phụ. Đặc biệt, nguồn thực phẩm này còn chứa nhiều axit béo omega 3 tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Trong các loại hạt có chứa nhiều chất sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu - Ảnh minh họa: Internet

Sữa

Trong thực đơn 3 tháng đầu của bà bầu, sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng. Sữa giàu canxi, một trong những dưỡng chất thiết yếu giúp xương, răng và cơ bắp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, một chế phẩm từ sữa là sữa chua cũng rất tốt cho bà bầu. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ giúp bà bầu tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại những vi khuẩn có hại gây bệnh.

Bổ sung sữa thường xuyên sẽ giúp xương và răng thai nhi chắc khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu tháng đầu nên kiêng ăn gì?

Trái dứa

Từ xưa đến nay, dứa (thơm) luôn là thực phẩm cấm kỵ với phụ nữ mang thai. Trong dứa có hoạt chất bromelain khiến tử cung bị mềm, gây ra cơn đau thắt bụng. Tình trạng kéo dài sẽ gây sảy thai. Vì vậy những thức ăn chế biến từ dứa hoặc nước ép bạn đều nên tránh xa.

Quả dứa có chứa chất bromelain gây có thắt tử cung - Ảnh minh họa: Internet

Đu đủ xanh

Mặc dù đu đủ xanh là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho mẹ sau sinh, tuy nhiên với phụ nữ mang thai tháng đầu lại cực kỳ có hại.

Trong đu đủ xanh chứa rất nhiều chất latex, một trong những chất làm co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Cùng với đó, các enzym có trong đu đủ xanh cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Đu đủ xanh mặc dù tốt nhưng lại không phù hợp với thể trạng bà bầu trong tháng đầu mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Rau răm

Trong Đông y, rau răm có vị cay, tính ấm nên có tác dụng làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, mạnh gân cốt. Tuy nhiên với bà bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ cần tránh xa loại rau này.

Một số nghiên cứu cho thấy, rau răm chứa nhiều thành phần gây co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau răm còn dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Không chỉ gây sảy thai, thường xuyên ăn rau răm còn dẫn đến tình trạng thiếu máu - Ảnh minh họa: Internet

Rau ngót

So với nhiều loại rau xanh khác, rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Không chỉ giàu vitamin, muối khoáng, canxi, vitamin C mà rau ngót còn có một lượng lớn protid, gấp đôi rau muống và tương đương với một vài loại đậu.

Tuy nhiên, trong rau ngót lại chứa hàm lượng lớn papaverin, một chất kích thích tử cung co thắt, gây ra hiện tượng đẻ non, sảy thai.

Rau ngót thường dùng để chữa sót rau nhau nên đặc biệt kiêng kỵ với bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Rau chùm ngây

Cũng giống như rau ngót, mặc dù rau chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại không tốt cho sức khỏe bà bầu trong những tháng đầu thai kỳ.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, một chất có cấu trúc tương tự như estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai.

Rau chùm ngây cũng là một trong những thực phẩm gây ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi - Ảnh minh họa: Internet

Nếu chưa biết bà bầu tháng đầu ăn gì để tốt cho sức khỏe thai nhi thì tham khảo ngay bài viết trên đây. Cùng với đó, bài viết còn cung cấp thêm một số thực phẩm nên kiêng trong 3 tháng đầu của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhớ lưu vào thực đơn để có chế độ dinh dưỡng phụ hợp và an toàn.