Bà bầu say tàu xe nên làm gì để an toàn về quê đón Tết?
Vì sao mẹ bầu sợ đi tàu xe?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc say xe sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn ói, dẫn đến mất nước và chất điện giải trong cơ thể. Bên cạnh đó, khi nôn ói sẽ làm co thắt cơ trơn đường ruột, cơ thành bụng và tăng áp lực bên trong ổ bụng, dễ đưa đến dọa sảy hoặc sảy thai đối với những trường hợp thai có bóc tách túi thai từ trước đó.
Chính vì thế, các bà bầu dễ bị say tàu xe thường được khuyên không nên di chuyển bằng ô tô, tàu hoả… Tuy nhiên nếu bắt buộc phải di chuyển về quê đón Tết bằng ô tô, chị em có thể áp dụng những phương thức chữa say tàu xe hiệu quả cho bà bầu.
Bà bầu say tàu xe nên làm gì?
1. Nên ngồi hàng ghế đầu và thư giãn
Kinh nghiệm cho bà bầu say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt do phần giữa và đầu xe sẽ ít bị xóc. Trên hầu hết các xe khách, đặc biệt là xe bus luôn có ghế dành cho người mang thai và người cao tuổi, hãy tận dụng quyền lợi này để có vị trí tốt nhất, giảm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Trong quá trình di chuyển bằng xe, nếu có thể hãy tắt điều hoà và mở cửa để hít thở khí trời, điều này giúp giảm cảm giác say xe rất hiệu quả. Trên một số loại xe khách, không thể mở cửa xe được và phải bật điều hoà thì nên bật chế độ lấy gió ngoài.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên thoải mái và thư giãn trong suốt chuyến đi, có thể mang theo gối, đệm để kê cổ, kê lưng trên xe giúp thoải mái trong quá trình di chuyển.
2. Bấm huyệt
Đây là cách khá hiệu quả và nhanh chóng khi chị em đi xe nhưng không chuẩn bị các phương án giảm say xe khác. Khi có cảm giác say xe, hãy bấm vào huyệt nội quang và hợp cốc (huyệt này nằm giữa ngón cái và ngón trỏ), bấm cho đến khi tê là sẽ có hiệu quả, hành động này giúp thông báo đến não bộ và giảm triệu chứng nôn ói đi rất nhiều.
3. Chuẩn bị cam, chanh và kẹo khi đi xe
Tinh dầu quýt có tác dụng giúp an thần nhẹ, làm cân bằng hệ thống thần kinh và giúp chống co thắt dạ dày - ruột, chống nôn khi đi tàu xe vô cùng hiệu quả. Tinh dầu thơm sẽ giúp át đi mùi dầu nhớt khó chịu. Ngoài ra bạn cũng có thể mang theo kẹo bạc hà, kẹo gừng hay kẹo có vị chua để ngậm mỗi lần đi xe cũng có hiệu quả tương tự.
Mẹ có thể mua ít trái cây như cam, quýt để lên xe ăn, còn vỏ quýt thì dùng tay bóp cho ra tinh dầu rồi ngửi cũng rất tốt.
4. Tập trung nhìn ra xa và đeo khẩu trang
Khi nhìn ra xa, bạn đang truyền tín hiệu đến não rằng bạn đang chuyển động, từ đó giúp cơ thể giảm bớt đi cảm giác buồn nôn, khó chịu. Đeo khẩu trang sẽ giúp mẹ hạn chế mùi xăng dầu trên xe, xóa đi cảm giác ngột ngạt khó chịu cũng rất hiệu quả khi bạn bị say xe.
5. Ngậm gừng
Thủ sẵn một ít gừng nướng để lên xe là ngậm vào sẽ giúp mẹ giảm say xe rất hiệu quả và an toàn bởi gừng là nguyên liệu tự nhiên, không gây hại cho thai nhi.
6. Ăn bánh mì
Đây cũng là một cách giúp giảm say tàu xe hiệu quả. Bởi khi ăn bánh mì thì tuyến tụy trong cơ thể sẽ tiết ra trypsin, chất men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh và chống say xe hiệu quả.
Bà bầu có nên dùng thuốc chống say xe?
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chuẩn xác việc thuốc chống say tàu xe sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, thế nhưng các nhà sản xuất vẫn luôn khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc này trong quá trình mang thai và cần được tư vấn từ các chuyên gia y tế. Vì thế các chị em nên cẩn thận, không nên tự ý dùng thuốc chống say tàu xe mà không có ý kiến của bác sĩ.
Phụ nữ mang thai có thể uống thuốc say xe với loại thuốc được bác sĩ cho có chứa dimenhydrinate hoặc diphenhydramine. Các thành phần này khá phổ biến trong thuốc chống say tàu xe nhưng nó lại không hề làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không nên sử dụng thuốc say xe có thành phần scopolamine, tuy không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng nó có thể gây ra các tác dụng phụ cho mẹ như chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi...
Lưu ý không nên sử dụng thuốc say tàu xe trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn tuổi thai sớm nên rất dễ bị tác động từ bên ngoài. Không được sử dụng thuốc chống nôn histamine trong 2 tuần cuối của thai kỳ vì thuốc có thể gây co thắt cơ trơn tử cung, xơ hóa võng mạc ở trẻ sơ sinh…
Như vậy, chị em đang mang thai cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc say xe để đảm bảo an toàn tuyệt đối hoặc chị em có thể áp dụng các mẹo chống say xe đơn giản, không cần phải dùng thuốc đã nêu ở trên.
Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.