Bà bầu ra dịch màu nâu: Khi nào cảnh báo tình trạng nguy hiểm?
Nội dung bài viết
Việc ra khí hư khi mang thai là điều khá bình thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 25% bà bầu sẽ gặp tình trạng này trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu khí hư có màu trắng đục chứng tỏ bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Còn bà bầu ra dịch màu nâu là hiện tượng bình thường, nhưng tình trạng này kéo dài trong một khoảng thời gian thai kỳ thì lại là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bà bầu ra dịch màu nâu và khi nào hiện tượng này là bình thường và khi nào là bất thường mà bạn cần lưu ý?
1. Bà bầu ra dịch màu nâu là bình thường
Báo hiệu có thai
Khí hư màu nâu hay máu báo thai xuất hiện từ 6 ngày sau khi trứng rụng cho đến vài tuần đầu của thai kỳ. Hiện tượng này báo hiệu trứng đã được thụ tinh thành công và hình thành phôi thai, nó sẽ tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong buồng tử cung. Đôi khi, máu báo thai có màu hồng nhạt hay hơi ngả nâu ở âm đạo, đi kèm với các triệu chứng mang thai khác như buồn nôn, sợ các mùi lạ,...
Quan hệ tình dục
Nhiều cặp vợ chồng vẫn quan hệ tình dục ngay cả khi vợ mới mang thai hoặc trong trường hợp họ không hay biết chuyện mang thai cho tới khi xuất hiện khí hư màu nâu sau khi quan hệ.
Nguyên nhân là do khi mang thai, cổ tử cung trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn do có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Các cặp đôi quan hệ hay thực hiện bất cứ hoạt động mạnh đều cũng có thể kích ứng, gây đau nhẹ và khiến bà bầu ra dịch màu nâu nhạt.
Nhiễm trùng âm đạo
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bà bầu thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó việc mắc các bệnh phụ khoa là tình trạng phổ biến. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố diễn ra mạnh mẽ dẫn đến việc mất cân bằng độ pH ở âm đạo. Từ đó làm xuất hiện các vi khuẩn, nấm gây ngứa rát vùng kín, khiến âm đạo có mùi và bà bầu ra dịch màu nâu hoặc màu đỏ.
Để khắc phục tình trạng này, bà bầu cần đi khám phụ khoa, giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế các biến chứng do nhiễm trùng gây ra.
2. Mang thai ra máu nâu là dấu hiệu nguy hiểm
Tụ dịch trong màng nuôi
Bà bầu ra dịch màu nâu do sự tụ dịch trong màng nuôi thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai lớn tuổi. Khi phát hiện hiện tượng này, chị em cần cẩn trọng và tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay vì nếu tình trạng ra máu nhiều và kéo dài rất có thể bạn đã bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
Mất một thai
Với những bà bầu mang thai đôi 7 tuần khi ra khí hư màu nâu kèm đau bụng dưới, buồn nôn cần phải chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mất một thai và cần giữ gìn thai còn lại nếu không cũng rất dễ bị sảy.
Động thai
Nhiều mẹ bầu thường do không biết mình mang thai nên thường xuyên làm việc căng thẳng, vận động đi lại nhiều nên dễ bị động thai. Ban đầu, bà bầu ra dịch màu nâu, cảm thấy đau bụng dưới, nhức mỏi lưng. Nhưng nếu để tình trạng này kéo dài và tăng dần, rất có thể bị sảy thai nguy hiểm.
Sảy thai
Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mẹ bầu bị sảy thai. Và việc xuất hiện dịch màu nâu cảnh báo phôi thai bị đào thải ra ngoài. Cùng với đó là các triệu chứng như chuột rút, đau bụng, đau lưng dưới.
Thai chết lưu
Khi bào thai không thể phát triển, tim thai sẽ ngừng đập và chết lưu. Hiện tượng này sẽ dẫn đến việc ra khí hư màu nâu khi mang thai. Điều này vô cùng nguy hiểm với sức khỏe nên bà bầu cần tìm đến bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu thai chết lưu.
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung xuất hiện khi phôi thai làm tổ và phát triển trong ống dẫn trứng, vòi trứng, thậm chí là ổ bụng. Và bà bầu ra dịch màu nâu ở giai đoạn đầu mang thai cần cẩn trọng với việc mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con.
Tình trạng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau vùng bụng, xương chậu, đau một bên cơ thể.
Nhau thai ở vị trí bất thường
Một số bất thường về nhau thai thường gặp như nhau tiền đạo hay bong non. Cả hai tình trạng này đều khiến bà bầu ra dịch màu nâu. Đối với nhau tiền đạo, nhau nằm ở vị trí thấp của tử cung khiến bánh nhau đè lên tử cung. Cổ tử cung lúc này sẽ mở rộng khiến cho khí hư màu nâu xuất hiện nhưng không gây đau.
Còn nhau bong non sẽ gây ra tình trạng bị xuất huyết âm đạo, khiến bụng dưới đau âm ỉ, gây nhiều khó khăn cho mẹ bầu trong cuộc sống.
3. Bà bầu ra dịch nhầy màu nâu tháng cuối
Ở những tuần cuối của thai kỳ, bà bầu ra dịch màu nâu là do tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung. Đây được xem là một trong những dấu hiệu sắp sinh xảy ra vào khoảng tuần 36-40 nên bà bầu không cần phải lo lắng.
Chất nhầy ở cổ tử cung có tác dụng bảo vệ thai nhi và màng ối khỏi sự tấn công của các vi khuẩn trong suốt quá trình mang thai. Thông thường, dịch nhầy tử cung có màu đục, khi sắp sinh có kèm chút máu. Trước khi sinh, tử cung sẽ bắt đầu co bóp khiến nút nhầy này bung ra và thoát qua âm đạo.
4. Làm gì để hạn chế tình trạng có thai ra khí hư màu nâu?
Không tập thể dục quá sức
Khi mang thai bà bầu nên hạn chế tất cả các hoạt động mạnh, những bài tập thể dục quá sức. Vì điều này có thể khiến bà bầu ra dịch màu nâu. Thay vào đó hay vận động nhẹ nhàng, kết hợp các bài tập yoga phù hợp có sự tư vấn, hướng dẫn của những bác sĩ có chuyên môn.
Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Bà bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bào thai. Lưu ý nghỉ trưa, thư giãn để cơ thể luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.
Tránh bê vật nặng
Trong thời gian mang thai, bà bầu tránh mang vác vật nặng vì điều này dễ khiến ra khí hư màu nâu, thậm chí gây xuất huyết âm đạo.
Gác chân lên cao
Đôi chân phải chịu sức ép lớn từ trọng lượng cơ thể, nhất là khi mang thai. Vì vậy, hãy để chân được thoải mái bằng cách ngồi trên giường hay gác chân lên ghế hay gối. Điều này cũng sẽ giúp tuần hoàn máu được tốt hơn.
Giữ gìn vệ sinh vùng kín
Bà bầu nên thường xuyên chăm sóc vùng kín sạch sẽ. Vùng kín luôn phải khô thoáng, nhất là khi đang bị tình trạng ra dịch màu nâu.
Khám phụ khoa định kỳ
Nếu bà bầu bị ra dịch màu nâu do viêm phụ khoa, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp để điều trị triệt để an toàn với sức khỏe mẹ và em bé trong bụng. Do đó bà bầu cần khám phụ khoa định kỳ để khắc phục tình trạng ra khí hư kịp thời tránh làm ảnh hưởng và lây lan mầm bệnh sang thai nhi.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.