Vài nét về quả kiwi

Quả kiwi chưa trồng được ở nước ta, kiwi được nhập khẩu chủ yếu từ New Zealand hoặc Trung Quốc. Bạn có thể thưởng thức loại quả này gần như quanh năm. Tuy nhiên, vụ mùa chính thường vào khoảng tháng 4 đến tháng 12.

Kiwi chứa gần 80 loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Kiwi có vị khá giống vị của dứa và dâu tây, dễ hợp “gu” của nhiều chị em phụ nữ. Hơn nữa, kiwi chứa gần 80 loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe, ít đường, ít chất béo và hầu như không chứa cholesterol.

Bà bầu có nên ăn kiwi không?

Về thành phần dinh dưỡng, trung bình mỗi 100g kiwi tươi chứa khoảng 60kcal, bao gồm: carbohydrate, protein và hàm lượng vitamin, muối khoáng.

Trong đó, kiwi đặc biệt rất giàu Vitamin C và các chất khoáng như canxi, kali và phốt pho.

Ngoài ra, dầu làm từ hạt của quả kiwi chứa trung bình 62% alpha-linolenic acid- một acid béo nhóm omega-3 rất tốt cho sức khỏe.

Kiwi rất giàu acid folic - Ảnh minh họa: Internet

Điều đặc biệt là kiwi rất giàu acid folic, bà bầu ăn kiwi sẽ cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng này, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Chính vì vậy, kiwi nằm trong danh sách các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu an thai khỏe mạnh, ngừa dị tật.

Bà bầu ăn kiwi có những tác dụng như thế nào?

Ngừa dị tật thần kinh ở thai nhi

Danh sách “vàng” những trái cây tốt cho bà bầu những tháng đầu chắc chắn không thể thiếu kiwi, bởi hàm lượng acid folic dồi dào. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng acid folic trong kiwi xanh có thể đạt gấp 10 lần so với lượng folic trong táo, gấp 5 lần nho và lê. Với kiwi vàng, lượng folic thậm chí còn vượt gấp 3 lần so với kiwi xanh.

Bà bầu nên ăn kiwi vào lúc nào cho tốt? Câu trả lời là những tháng đầu vì lúc này là thời điểm hình thành và phát triển các tế bào não. Lượng acid folic dồi dào trong kiwi lại có tác dụng kích thích sự hình thành và phân chia tế bào não.

Một lượng acid folic vừa đủ sẽ ngăn ngừa được các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống hay giúp ngăn ngừa sẩy thai.

Bà bầu ăn kiwi chống táo bón

Táo bón được coi như là nỗi ám ảnh kinh hoàng của rất nhiều người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Bà bầu bị táo bón luôn ở trong tình trạng đầy bụng, khó chịu, không muốn ăn thêm thứ gì khác, từ đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Kiwi chứa một lượng chất xơ dồi dào, cực tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu - Ảnh minh họa: Internet

Giống như hầu hết các loại trái cây, kiwi cũng chứa một lượng chất xơ dồi dào, cực tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu. Trung bình 1 quả kiwi có thể chứa tới 2.5gr chất xơ. Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm cảm giác đầy bụng, chất xơ trong kiwi còn giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi ruột, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da cũng như các bệnh về đường ruột.

Đồng thời, loại trái cây nhiệt đới này còn chứa Actinidin, một loại enzyme giúp phá vỡ cấu trúc của protein, cũng như lượng lớn các vitamin và muối khoáng. Do đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa trở nên tốt hơn.

Tăng cường sức đề kháng

Nghiên cứu cho thấy, lượng vitamin C mà kiwi cung cấp có thể vượt 140% nhu cầu vitamin C hàng ngày, thậm chí còn nhiều hơn cả cam, “nữ hoàng” vitamin C.

Vitamin C là hợp chất có tính oxi hóa cực mạnh, góp phần tăng sức đề kháng cho mẹ và bảo vệ hệ gen giúp bảo vệ RNA và DNA của thai nhi.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch cho bà bầu

Bà bầu ăn kiwi 2 đến 3 quả trong khẩu phần ăn mỗi ngày giúp ổn định huyết áp và giảm hàm lượng chất béo, đặc biệt là Cholesterol.

Nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng nước ép trái cây kiwi có tác dụng tương tự như dược tính của thuốc Aspirin khi bảo vệ hệ tim mạch - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, hàm lượng Kali có trong quả kiwi còn giúp giảm huyết áp hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng bất ngờ như đột quỵ hoặc xơ vữa động mạch.

Giúp xương chắc khỏe

Kiwi là một trong thực phẩm cực kỳ cần thiết cho hệ xương của bà bầu. Do trong kiwi chưa rất nhiều Canxi, giúp xương chắc khỏe hơn

Hạn chế mất máu khi sinh

Kiwi chứa Vitamin K - hoạt chất rất cần thiết cho cơ thể trong thai kỳ. Do trong quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ cần lượng máu rất lớn. Vì vậy bà bầu ăn kiwi giúp bổ sung Vitamin K, góp phần sản sinh lượng hồng cầu và tham gia quá trình đông máu để đáp ứng cho sự thiếu hụt này.

Tăng trưởng các mô liên kết

Vitamin C ngoài tăng cường khả năng miễn dịch còn là thành phần tạo nên Collagen với chức năng đàn hồi và chịu trách nhiệm tạo ra các mô liên kết trong cơ thể. Từ đó, người mẹ có thể cung cấp cho thai nhi đang phát triển các chất dinh dưỡng cần thiết và ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh.

Cân bằng nội tiết tố nữ

Khi mang thai, nội tiết và thân nhiệt của người mẹ sẽ thường xuyên thay đổi. Kiwi là loại thực phẩm rất tốt giúp giúp cân bằng các yếu tố này. Không chỉ vậy, bổ sung kiwi mỗi ngày còn giúp bạn giữ được tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi.

Cách ăn kiwi tốt cho bà bầu và tác dụng phụ của kiwi

Lần đầu ăn kiwi có thể dẫn đến một vài triệu chứng không mong muốn như buồn nôn, nôn, nổi mề đay… Các chuyên gia cũng khuyến cáo bà bầu chỉ nên ăn từ 2-3 trái kiwi mỗi ngày. Ăn quá nhiều kiwi hoặc các loại trái cây khác cũng đều có thể gây tác động xấu cho sức khỏe.

Bà bầu chỉ nên ăn từ 2-3 trái kiwi mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet

Gây dị ứng

Một vài người có thể bị dị ứng khi ăn kiwi, triệu chứng thường gặp là tiêu chảy, sưng môi nhẹ, đau dạ dày và cảm giác ngứa trong miệng. Trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây sốc dị ứng. Trong mọi tình huống, tốt nhất là đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Kích ứng miệng

Ăn quá nhiều với kiwi có thể gây kích ứng miệng do hàm lượng acid cao. Sự kích thích này được gây ra bởi các tinh thể Canxi Oxalat nhỏ liti.

Gây tiêu chảy

Thực tế, kiwi được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên do hàm lượng chất xơ cao, việc lạm dụng nó có thể gây ra tiêu chảy nghiêm trọng.

Bà bầu nên mua kiwi tươi ngon, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp khác, nếu bạn bị dị ứng hoặc ăn phải kiwi không rõ nguồn gốc (chứa thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo quản) cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự. Vậy nên, đối với bà bầu nên mua kiwi tươi ngon, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh các trường hợp đáng tiếc như trên.

Phản ứng với thuốc

Do có chứa Kali nên ăn kiwi có thể gây tác dụng phụ khi dùng chung với một số thuốc. Trong đó, những người dùng thuốc tim mạch nên hạn chế ăn nhiều hơn một quả kiwi mỗi ngày vì nó có thể làm thay đổi nồng độ Kali lên mức gây nguy hiểm.

Rối loạn đông máu

Nghiên cứu chỉ ra rằng, Vitamin K trong kiwi có thể làm chậm quá trình đông máu. Đặc biệt ở một vài người đang mắc phải hội chứng bị rối loạn chảy máu thì tình trạng này sẽ trầm trọng hơn. Ngoài ra, nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật, tốt hơn hết bạn nên hạn chế ăn kiwi ít nhất hai tuần trước ngày tiến hành.

Những đối tượng cân nhắc khi sử dụng kiwi

Kiwi tuy mang lại nhiều công dụng tốt nhưng nó cũng không phù hợp với tất cả các bà bầu. Nếu thuộc những nhóm sau đây, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn kiwi.

  • Bà bầu bị sỏi thận, sỏi mật nên tránh dùng bởi hàm lượng oxalate cao có trong kiwi.
  • Bà bầu bị dị ứng mủ trái cây.

Nói tóm lại, bà bầu ăn kiwi mang lại nhiều lợi ích rất rõ ràng. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý một số tác dụng phụ và một số đối tượng nên cân nhắc khi sử dụng loại trái cây này. Sử dụng hợp lý, đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho sức khỏe bà bầu và thai nhi