Bà bầu dùng kem chống nắng: Thành phần nào nên chọn và nên tránh?
Mang thai làm làn da phụ nữ thay đổi như thế nào?
Trong thời kỳ mang thai, một số chị em sẽ xuất hiện mụn trứng cá, đặc biệt là đối với những người dễ bị mụn trong thời kỳ kinh nguyệt trước khi mang thai. Bên cạnh đó, tình trạng mụn của một số chị em lại được cải thiện trong thời gian mang thai.
Khi mang thai, da mặt của chị em phụ nữ sẽ trở nên sạm đi. Đối với những người sống ở khí hậu lạnh, khi tăng kích thích tố có thể gây ra đổi màu tạm thời trên chân làm da chân sẽ hơi xanh. Tình trạng này sẽ thường biến mất sau khi sinh.
Xuất hiện các đốm màu nâu không đồng đều trên trán, thái dương và giữa mặt, hoặc có thể là quanh mắt, quanh mũi. Sau khi sinh, dấu hiệu này thường giảm đi. Nhiều phụ nữ mang thai lại bị ngứa, đặc biệt là xung quanh bụng và ngực.
Sự thay đổi nội tiết tố khiến da của phụ nữ mang thai tối hơn. Chúng gồm có những đốm màu đỏ có đường nhánh. Sau khi sinh, chúng sẽ mờ dần, tuy nhiên các vùng da này vẫn thường sẽ đậm hơn so với trước khi mang thai. Tình trạng phát ban cũng có thể xuất hiện khi phụ nữ mang thai.
Bà bầu có nên dùng kem chống nắng?
Dù có mang thai hay không, chị em vẫn nên sử dụng kem chống nắng. Việc tiếp xúc lâu với tia nắng mặt trời không chỉ khiến làn da của bà bầu trở nên sạm đi mà còn tạo ra tình trạng như nám da, đồi mồi, chảy xệ, nhanh lão hóa…
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, kem chống nắng sẽ giúp ngăn ngừa ung thư da. Cùng với những thay đổi nội tiết tố đang diễn ra trong thai kỳ, mẹ bầu cần được bảo vệ nhiều hơn khỏi sức nóng khắc nghiệt của mặt trời để có vẻ ngoài đẹp nhất. Vì vậy bà bầu dùng kem chống nắng là cực kỳ cần thiết.
Kem chống nắng gồm mấy loại?
Kem chống nắng vật lý có thành phần rất lành cho da có tác dụng tạo ra lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ để tia UV không xuyên qua da được. Kem chống nắng có thành phần chính là zinc oxide (kẽm oxit) và titanium dioxide. Kem chống nắng vật lý thì bền vững hơn.
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học giúp hấp thu và thẩm thấu các tia UV. Kem chống nắng hóa học có thành phần chính là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… Kem chống nắng này có tác dụng thấm nhanh vào da nhưng không bền vững, sau 2 giờ thì phải bôi lại.
Bà bầu bôi kem chống nắng cần lựa chọn kem như thế nào?
Ở thời điểm mang bầu, việc chăm sóc da là cực kỳ khó bởi thời gian này da của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm. Việc sử dụng lực chọn kem chống nắng phù hợp cho bà bầu cần dựa vào các tiêu chí sau:
Các thành phần trong kem chống nắng
Bà bầu dùng kem chống nắng cần tìm hiểu thật kỹ các thành phần có trong kem chống nắng.
Các thành phần tốt trong kem chống nắng dành cho bà bầu
Được chiết xuất tự nhiên hoặc kem chống nắng có các thành phần như: Titanium Dioxide 7%, Zinc Oxide 5%, Ceteareth-20, Cetearyl Alcohol, Cetyl Alcohol, Deionized Water, Cyclomethicone, Glycerine, Iron Oxides, Isopropyl Palmitate, Phenoxyethanol, Polyglyceryl-2, Sodium PCA, Tocopheryl Acetate.
Các thành phần mẹ bầu cần tránh
Một trong những thành phần không nên xuất hiện trong kem chống nắng cho bà bầu là oxybenzone. Chất này có liên quan đến các vấn đề như: trẻ sơ sinh nhẹ cân, dị ứng, rối loạn nội tiết tố và làm tế bào bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những hóa chất như axit para - aminobenzoic, octocrylene, retinyl palmitate và homosalate.
Tương tự các sản phẩm chăm sóc da khác được sử dụng trong thai kỳ, kem chống nắng cho bà bầu không chứa chất tạo màu, tạo mùi, sulfate, paraben và phthalates.
Kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp với bà bầu
Đa số mọi người đều nghĩ rằng, kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì càng bảo vệ tốt làn da. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy, các sản phẩm có chỉ số SPF cao sẽ bám trên da lâu hơn, gây tổn thương và khô da.
Những bà mẹ đang mang thai, các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF dao động từ 30 - 50 là tốt nhất. Những sản phẩm này sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho làn da, không gây bí da và mụn cho da.
Bà bầu dùng kem chống nắng dạng kem hay dạng xịt
Theo các chuyên gia y tế, bà bầu nên sử dụng loại kem chống nắng dạng thoa để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Cơ quan nghiên cứu quốc tế về chất sinh ung thư đã xếp loại titan dioxit ở thể khí vào danh sách các tác nhân có khả năng gây ung thư khi hít phải liều lượng cao. Chính vì vậy, các tổ chức khuyến cáo tránh dùng kem chống nắng dạng xịt, đặc biệt là phụ nữ khi mang thai. Bên cạnh đó, khi dùng dạng xịt, kem chống nắng không đồng đều, chỗ quá ít, chỗ quá nhiều.
Bà bầu dùng kem chống nắng sao cho đúng?
Không nên dùng kem chống nắng ngay lập tức mà hãy thoa một lượng nhỏ lên cổ tay hoặc quai hàm. Đây là cách tốt nhất để kiểm tra phản ứng dị ứng có thể xuất hiện. Nếu cổ tay hoặc quai hàm chuyển sang màu đỏ, sưng và ngứa sẽ là dấu hiệu bạn nên tìm loại kem chống nắng cho bà bầu khác.
Hãy sử dụng đủ lượng kem chống nắng. Nếu thoa quá ít, kem chống nắng sẽ không hiệu quả trong việc bảo vệ mẹ bầu khỏi ánh nắng mặt trời. Nếu mẹ bầu buộc phải ra ngoài nhiều lần trong thời gian mang thai, hãy tự bảo vệ mình khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách thực hiện các bước sau:
Hạn chế ra nắng trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng – 16 giờ chiều mỗi ngày, đặc biệt từ 11 – 13 giờ là thời điểm ánh nắng gay gắt nhất, để tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV và các bức xạ nhiệt nguy hại nhất.
Nên ưu tiên ở trong các khu vực có bóng râm khi hoạt động ngoài trời.
Che phủ càng nhiều mảng trên da càng tốt với quần áo nhẹ, màu sáng, nên chọn vải cotton hoặc vải thoáng khí khác. Bên cạnh đó, đừng quên mũ che nắng và kính mát của bạn để bảo vệ khuôn mặt không bị cháy nắng gây loang lổ.
Những lưu ý khi bà bầu dùng kem chống nắng?
Chống nắng và phơi nắng
Hiện nay, có nhiều quan điểm chưa đúng về việc chống nắng bằng kem chống nắng, phòng chống ung thư da mà lại không quan tâm tới tầm quan trọng của việc phơi nắng. Thông qua phơi nắng, bà bầu có thể nhận được vitamin D, thành phần này được tìm thấy mọi nơi trong cơ thể, từ tế bào thông thường đến não bộ, các tế bào xương.
Thiếu hụt vitamin D không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da mà còn gây ra nhiều bệnh ung thư khác như: ung thư hắc tố da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy không nên quá lạm dụng kem chống nắng, càng không nên tránh nắng một cách thái quá.
Kem chống nắng hóa học
Sử dụng kem chống nắng có các thành phần hóa học để bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UV không phải là cách đúng. Theo các nhà khoa học, việc bôi kem chống nắng hóa học mỗi ngày vẫn có nguy cơ bị ung thư da.
Oxybenzone có trong kem chống nắng là chất gây rối loạn nội tiết. Bên cạnh đó, chất có trong 70% các loại kem chống nắng hóa học có thể thấm qua thành mạch vào máu và gây rối loạn hormone.
Kem chống nắng hóa học có các chất như: octyl salicylate, methyl anthranilate…, bên cạnh đó một số loại kem còn chứa vitamin A. Tất cả đều có mối liên quan đến nguy cơ ung thư da và làm tăng tốc độ hình thành phát triển các tế bào ác tính.
Nói tóm lại trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến làn da của bà bầu nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương hơn. Chính vì vậy, việc sử dụng và lựa chọn kem chống nắng là rất cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu dùng kem chống nắng cần lưu ý trong cách sử dụng để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.