Bà bầu có nên uống nước khoáng có ga không?
Cơ thể người phụ nữ khi mang thai cần bổ sung khá nhiều chất lỏng, phần lớn chất lỏng là đồ uống để giúp duy trì sức khỏe cơ thể, cũng như duy trì chức năng của các cơ quan nội tạng. Để cung cấp chất lỏng cho cơ thể, các mẹ có thể uống nước lọc bình thường hay nước sạch đóng chai. Nhưng đối với nước khoáng, đặc biệt là nước khoáng có ga thì không nên uống.
Tại sao bà bầu không nên uống nước khoáng có ga?
Nước khoáng có ga là một trong những thức uống nằm trong danh sách mà bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên kiêng. Bởi sự hiện diện của các loại muối khác nhau trong nước khoáng có ga có thể cản trở việc bài tiết nước ra khỏi cơ thế, dễ làm gia tăng tình trạng phù thũng cũng như các vấn đề về thận ở phụ nữ mang thai.
Hơn nữa, khi mẹ bầu uống nước ngọt có gas thì khí CO2 hòa tan sẽ đi vào dạ dày. Khi vào dạ dày, CO2 sẽ tách ra khỏi nước, bốc lên phía trên, dạ dày co bóp và đẩy khí CO2 ra ngoài khiến bà bầu bị chướng hơi, đầy bụng trong khi bà bầu vốn đã gặp khó khăn về tiêu hóa. Điều này khiến bà bầu bị kích thích niêm mạc dạ dày, gây buồn nôn, khó chịu.
Bên cạnh đó thì nước khoáng có ga cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thụ Canxi. Khiến thai nhi không được cung cấp đủ chất này, dẫn đến thiếu chiều cao khi chào đời. Những người mẹ hay uống nước khoáng có ga thường có nguy cơ phải lâm bồn sớm hơn ngày dự sinh đến 38%.
Chính vì vậy, hầu hết các tổ chức y tế đều khuyến cao, phụ nữ mang thai nên hạn chế uống các loại nước có ga nếu muốn sinh con khỏe mạnh cũng như đảm bảo sức khỏe tốt.
Những loại nước uống mẹ bầu nên sử dụng
Không chỉ không nên uống nước khoáng có ga mà mẹ bầu cũng không nên uống nước ngọt có ga. Vì rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ngọt có gas làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Bởi thành phần phosphate trong loại thức uống này sẽ kết hợp với sắt trong thực phẩm và tạo ra các chất không mong muốn gây hại cho thai nhi. Hơn nữa mẹ bầu uống nhiều nước ngọt có gas sẽ tăng cân vì nó chứa hàm lượng đường rất cao. Mẹ bầu dễ bị tăng nguy cơ các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, huyết áp… Khi thai phụ có lượng đường trong máu cao có thể khiến đứa trẻ dễ bị mắc một loạt các vấn đề sức khỏe: béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.
Vì vậy, thay vì uống nước khoáng, nước ngọt có ga thì mẹ bầu nên uống nước lọc, nước sạch đóng chai. Đặc biệt là có thể uống nước ép trái cây rất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ nên uống loại nước ép trai cây tự làm. Hoa quả tươi nghiền làm thức uống là rất tuyệt cho mẹ bầu, mùi vị lại thơm ngon, phong phú nữa. Không nên uống các loại nước ép đóng hộp vì rất đáng ngờ, chúng chứa chất bảo quản và rất nhiều đường.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể ăn và uống các chế phẩm từ sữa, đều rất có ích, đặc biệt là sữa chua, giúp ăn ngon miệng chống táo bón hữu hiệu. Hoặc mẹ bầu cũng có thể uống một chút trà nhưng chỉ với lượng rất hạn chế. Uống một ít trà, đặc biệt là trà xanh sẽ bổ sung polyphenol và kẽm giúp cải thiện chức năng tim và thận, thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng chống phù nề mang thai, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Lưu ý là mẹ bầu không nên lạm dụng uống nhiều trà sẽ có tác dụng ngược lại.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.