Bà bầu có nên ăn mít không?
Theo quan niệm dân gian, bà bầu nên kiêng ăn mít để con sinh ra không bị nóng, không mọc rôm sảy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mít là loại trái cây giàu carbohydrate, các vitamin (A, B, C, D...) sắt, magie, phốt pho, kali, niacin, axit folic – những dưỡng chất rất cần thiết cho bà bầu và thai nhi.
Lý do bà bầu nên ăn mít
Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa
Mít cung cấp 11% nhu cầu chất xơ cần thiết trong ngày cho cơ thể bà bầu. Chất xơ trong trái mít giúp bà bầu nhuận tràng, trị táo bón. Đồng thời loại chất xơ này còn giúp loại bỏ hiệu quả các màng nhầy bám ở thành ruột, ngăn ngừa viêm loét dạ dày và nguy cơ ung thư ruột già ở phụ nữ có thai.
Tăng cường thị lực
Mít chứa nhiều vitamin A giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt, ngăn ngừa các hội chứng quáng gà, thoái hóa điểm vàng ở phụ nữ có thai. Mặt khác, vitamin A sẽ giúp thai nhi phát triển thị lực và nhân tế bào.
Tăng sức đề kháng
Trong 100g mít có chứa 13,8mg vitamin C. Điều này sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, tránh mắc các bệnh cảm sốt thông thường khi mang thai.
Giúp hệ cơ xương thêm chắc khỏe
Hàm lượng magie dồi dào trong trái mít (28mg/100g) giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu canxi. Magie sẽ kết hợp với canxi hỗ trợ hệ xương phát triển chắc khỏe, phòng chống hiện tượng loãng xương.
Ngăn ngừa ung thư
Các chất dinh dưỡng thực vật ignans, isoflavones, saponins trong trái mít có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, 3 hoạt chất này còn làm chậm quá trình lão hóa các tế bào.
Những lưu ý khi bà bầu ăn mít
Với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bà bầu vẫn có thể ăn mít trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, lượng đường trong mít khá cao nên khi tiêu thụ trái cây này, chị em cần chú ý:
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, bị thừa cân không nên ăn quá nhiều mít.
- Chỉ nên ăn từ 80 -100g mít mỗi ngày để không bị nóng trong người do lượng đường cao gây ra.
- Việc ăn quá nhiều mít trong một lần có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa do lượng chất xơ khá cao.
- Bà bầu bị dị ứng mít hoặc mắc chứng rối loạn đông máu tuyệt đối không nên ăn loại quả này.
- Bà bầu có thể ăn mít sấy khô, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng sẽ không nhiều so với mít tươi.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.