Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
Thế nào là tiêu chảy?
Tiêu chảy được định nghĩa khi có nhiều hơn hoặc bằng 3 lần đi tiêu phân lỏng trong thời gian 24 giờ. Tuy tiêu chảy không gây tử vong nhưng cũng không nên quá xem nhẹ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai. Tình trạng mất nước nghiêm trọng hoàn toàn có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.
Nguyên nhân gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai
Đừng ngạc nhiên nếu bạn bị tiêu chảy khi mang thai. Một vài nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa mang thai và triệu chứng tiêu chảy.
Khi biết mình mang thai, phần lớn chị em sẽ thay đổi đột ngột chế độ ăn uống của mình nhằm đảm bảo em bé sẽ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Sự thay đổi này có thể khiến cho bà bầu bị tiêu chảy.
Một lý do khác khiến tiêu chảy xảy ra là vì một số phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn với các loại thực phẩm. Đây có thể là những thực phẩm mà chị em vẫn ăn thường xuyên trước đây, nhưng khi ăn chúng trong thai kì lại gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
Nguyên nhân khác khiến bà bầu bị tiêu chảy chính là thay đổi nội tiết tố. Sự gia tăng các hormone trong cơ thể làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại. Tất cả phụ nữ mang thai đều có những thay đổi về nội tiết tố này nhưng chỉ một số người bị tiêu chảy từ những thay đổi đó.
Ngoài ra, bà bầu bị tiêu chảy cũng có thể là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
Bà bầu bị tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ ba
Theo Americanpregnancy, tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ ba khá phổ biến và có khả năng xảy ra khi mẹ bầu gần đến ngày chuyển dạ.
Tiêu chảy có thể là một dấu hiệu cho biết cơn chuyển dạ đang đến gần, nó có thể xảy ra ngay trước khi chuyển dạ hoặc một vài tuần trước khi chuyển dạ.
Tuy nhiên khi bạn bị tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ ba, điều đó không có nghĩa là con bạn sẽ chào đời ngay lập tức, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Chị em nên tham khảo các dấu hiệu báo sinh khác cụ thể và rõ ràng hơn.
Điều trị tiêu chảy ở bà bầu
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy trong thai kì sẽ tự khỏi trong vòng một vài ngày. Mối quan tâm chính của mẹ đó là không để mất nước.
Hãy đảm bảo rằng mẹ bầu uống đủ nước, có thể là nước trái cây hoặc các dung dịch điện giải (oresol). Nước sẽ bù đắp lượng chất lỏng bị mất, nước trái cây giúp bổ sung kali và dung dịch điện giải sẽ giúp bổ sung cả natri và kali cho mẹ.
Nếu tiêu chảy của mẹ bầu không tự khỏi hãy tìm gặp bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Khi đó, rất có thể tác nhân gây tiêu chảy cho mẹ là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ bầu có thể cần dùng đến thuốc kháng sinh, nhất là đối với trường hợp tiêu chảy kèm theo sốt.
Đừng tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì hậu quả rất khó lường. Việc cầm tiêu chảy trong trường hợp nhiễm khuẩn mà không kèm theo kháng sinh chỉ làm cho vi khuẩn bị ứ đọng nhiều hơn trong cơ thể mẹ.
Bà bầu bị tiêu chảy khi đi du lịch
Đây là bệnh lý thường gặp, có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thời gian đi du lịch và thường kéo dài cả tuần. Nguồn gây tiêu chảy chính cho du khách chủ yếu do việc tiêu thụ các thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
Bà bầu đi du lịch trong thời gian mang thai muốn tránh bị tiêu chảy hãy áp dụng một số biện pháp sau đây:
Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu về dịch bệnh cũng như những nơi có nguy cơ cao xảy ra tiêu chảy trước khi quyết định đi du lịch.
Thứ hai, hạn chế việc uống nước sông, nước suối hoặc sử dụng nước đá trong lúc đi du lịch.
Thứ ba, tránh ăn các hàng quán ven đường, sát với làn xe chạy hoặc ăn ở các gánh hàng rong. Không ăn trái cây chưa gọt vỏ hoặc không lột vỏ được. Nên giữ vệ sinh tay chân khi cầm nắm đồ vật ở nơi công cộng. Cuối cùng, nếu tiêu chảy du lịch có xảy ra, mẹ bầu hãy đảm bảo uống đầy đủ để tránh mất nước.
Tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa thông thường mà ai cũng gặp phải. Do đó bà bầu bị tiêu chảy đừng nên quá lo lắng, triệu chứng này sẽ sớm bị đẩy lùi khi mẹ chăm sóc bản thân đúng cách.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.