Nhiệt độ bao nhiêu thì gọi là sốt?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu - Ảnh minh họa: Internet

Nhiệt độ cơ thể khi đo ở miệng trung bình là 36-37 độ C. Nhưng khi nhiệt độ tăng đột biến lên đến hơn 38.3 độ C thì đây là một cơn sốt. Sốt có thể đi kèm với một số dấu hiệu điển hình như run rẩy, đổ mồ hôi, đau đầu, mất nước, đau cơ và mệt mỏi.

Nguyên nhân gây sốt khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu vì nó thực hiện thêm công việc bảo vệ cả mẹ và em bé. Do đó, bà bầu rất dễ bị sốt khi mang thai.

1. Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thường đi kèm với sốt. Các triệu chứng bao gồm sổ mũi, ho, đau họng và khó thở. Những triệu chứng này thường giảm dần trong vòng 3 đến 15 ngày.

2. Cúm

Cúm là một nguyên nhân khác gây sốt khi mang thai. Các triệu chứng liên quan đến cơn cúm bao gồm đau nhức, sốt, ho, nôn và buồn nôn. Để phòng tránh cúm, mẹ bầu nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý và đừng bỏ qua các mũi tiêm phòng cúm được khuyến nghị.

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khoảng 10% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng niệu xảy ra khi vi khuẩn di chuyển từ trực tràng hoặc âm đạo đến niệu đạo, bàng quang, dẫn đến nước tiểu đục hoặc có máu, sốt, ớn lạnh và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Khi đó mẹ nên uống nhiều nước và uống thuốc kháng sinh theo chỉ định. Nếu không được điều trị có thể gây nguy cơ nhiễm trùng thận và dẫn đến các biến chứng thai kỳ khác.

4. Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Các triệu chứng như sốt, nôn mửa, tiêu chảy và mất nước có thể gây ra chuyển dạ sinh non nếu không được điều trị kịp thời.

5. Viêm màng đệm, dịch tiết có mùi hôi

Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn của nước ối bao quanh em bé, biểu hiện phổ biến là nhịp tim nhanh, tử cung mềm, tiết dịch âm đạo, đổ mồ hôi, sốt cao và ớn lạnh. 

Nếu viêm màng đệm xảy ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị mổ lấy thai ngay lập tức để tránh nhiễm trùng cho em bé. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh tiếp tục ngay cả sau khi sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng nặng thêm.

Sốt khi mang thai có hại cho em bé không?

Bà bầu bị sốt trong tam cá nguyệt thứ ba thường không gây ra vấn đề gì - Ảnh minh họa: Internet

Sốt nhẹ trong thai kỳ 3 tháng đầu sẽ không gây ra vấn đề gì nhưng nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm cho bé. Sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu phụ thuộc nhiều vào hoạt động của protein nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu nhiệt độ tăng từ 37 độ C tăng lên 38.9 độ sẽ cản trở hoạt động của protein và có thể dẫn đến sảy thai.

Theo một nghiên cứu, sốt khi mang thai giai đoạn sớm làm tăng nguy cơ sứt môi ở trẻ sơ sinh. Việc sử dụng thuốc hạ sốt có thể làm giảm tác dụng gây hại.

Bà bầu bị sốt trong tam cá nguyệt thứ ba thường không gây ra vấn đề gì cho em bé trừ khi nó liên quan đến niêm mạc tử cung.

Cách đối phó với sốt khi mang thai

Khi được bác sĩ xác nhận rằng nhiệt độ không phải là vấn đề đáng lo ngại, bà bầu có thể thử một số cách đơn giản để hạ sốt sau đây:

  • Ở trong không gian mát mẻ, thoáng khí, bật quạt và nằm nghỉ ngơi.
  • Thay quần áo thoải mái, rộng rãi.
  • Tắm nước ấm giúp giảm nhiệt độ. Không sử dụng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Uống nước lọc hoặc các loại nước mát, không uống nước có ga. Các loại nước ép như nước chanh giúp giảm nhiệt độ cơ thể, lấy lại lượng glucose và chất điện giải bị mất.
  • Nghỉ ngơi nhiều, không hoạt động sẽ giữ cho cơ thể mát mẻ hơn, giảm nguy cơ ngất xỉu và vấp ngã do chóng mặt.
  • Xì mũi thường xuyên nếu có nước mũi. Lưu ý, khi mẹ xì mạnh cả 2 mũi 1 lượt, áp lực sẽ mang đờm chứa mầm bệnh đến tai gây đau tai. Vì vậy, cách tốt nhất để làm thông mũi là nhấn nhẹ một bên lỗ mũi và xì nhẹ ở mũi bên kia.
  • Rửa mũi bằng nước muối nếu có nghẹt mũi giúp loại bỏ virus và vi khuẩn từ mũi.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng làm ẩm cổ họng và mang lại sự giảm đau tạm thời. Để giảm kích ứng cổ họng, mẹ có thể súc miệng bằng nước trà có tanin để thắt chặt các màng trong cổ họng. Mẹ cũng có thể súc miệng với dung dịch giấm, mật ong và táo.
Cách tốt nhất để làm thông mũi là nhấn nhẹ một bên lỗ mũi và xì nhẹ ở mũi bên kia - Ảnh minh họa: Internet
  • Uống đồ uống nóng như gừng và trà thảo dược giúp làm dịu lớp màng niêm mạc bị viêm trong mũi, giảm nghẹt mũi và ngăn ngừa mất nước. Tuy nhiên, tránh trà hoa cúc vì nó có đặc tính emmenagogue có thể dẫn đến chảy máu.
  • Kê gối thêm để nâng đầu lên cao có thể làm giảm nghẹt mũi.
  • Ăn thực phẩm chống nhiễm trùng như chuối và gạo nếu mẹ bị tiêu chảy cùng với sốt.
  • Thực phẩm chứa vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch, chống sốt hiệu quả.
  • Hành tây chứa chất phytochemical ngăn ngừa viêm phế quản và viêm phổi.
  • Trà đen và xanh có catechin là một loại kháng sinh tự nhiên và giúp giảm tiêu chảy.
  • Thêm nửa cốc giấm vào bồn nước ấm và ngâm chân trong 5-10 phút.
  • Đun sôi atiso và nấu cho đến khi mềm, ăn phần dưới cùng của lá.
  • Đặt một lát hành tây thô dưới mỗi bàn chân và quấn bàn chân bằng một chiếc chăn ấm hoặc mang vớ chân.
  • Nhúng một chiếc khăn vào bát nước ấm pha với một chén giấm, vắt độ ẩm vừa phải và đắp lên trán để điều trị khi sốt cao.

Nếu cơn sốt không giảm sau khi làm theo các biện pháp khắc phục tại nhà, mẹ hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm nước tiểu và máu để chẩn đoán nguyên nhân gây sốt.

Điều trị sốt khi mang thai

Bác sĩ thường kê toa paracetamol (acetaminophen) giúp hạ sốt an toàn cho bà bầu. Lưu ý, bà bầu tránh dùng aspirin và các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen để hạ sốt.

Luôn luôn tuân thủ liều dùng của thuốc hạ sốt khi mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Không dùng kháng sinh bừa bãi khi chưa có chỉ định vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Làm thế nào để tránh bị sốt khi mang thai?

  • Tiêm vắc xin phòng chống cúm theo mùa.
  • Rửa tay thường xuyên bằng chất khử trùng.
  • Tránh xa người bệnh.
  • Tránh uống sữa chưa tiệt trùng.
  • Không tự ý dùng thuốc.

Như vậy, bà bầu bị sốt trong thai kỳ dù là sốt nhẹ hay sốt cao đều cần hết sức lưu ý. Mẹ nên áp dụng các biện pháp hạ sốt càng sớm càng tốt hoặc tìm đến sự hỗ trợ y tế để giảm thiểu tối đa các nguy cơ cho bé.