Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước là vì sao và cách điều trị hiệu quả nhất
Bị ngứa trong thời gian mang thai là hiện tượng thường thấy, tuy nhiên nếu như trên da của bà bầu còn xuất hiện mụn nước thì bạn cần phải chú ý và tìm cách điều trị nhanh chóng. Để đảm bảo sức khỏe người mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi, bạn hãy tìm cách cải thiện việc bà bầu bị ngứa nổi mụn nước nhé. Và bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.
Nguyên nhân bà bầu bị nổi mụn nước
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị nổi mụn nước và ngứa. Do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể, nhiệt độ thân nhiệt tăng cao mà quá trình tăng tiết nhờn, khiến làn da bị ẩm ướt do toát mồ hôi và không kịp thoát ra ngoài. Chính vì vậy mà các khuẩn hại có điều kiện phát triển và gây nên hiện tượng ngứa ngáy khó chịu và nổi mụn nước.
Đồng thời, do sự ma sát của các vùng da khác nhau, đặc biệt là phần gấp hoặc do cọ sát thường xuyên với quần áo cũng tạo điều kiện cho mụn nước xuất hiện và gây ngứa nhiều hơn.
Ngoài ra, hiện tượng ngứa ngáy, nổi mụn nước cũng có thể da bị kích ứng bởi mỹ phẩm hay đồ ăn, thời tiết.
Khi gặp tình trạng bị ngứa và nổi mụn nước khi mang thai thì rất có thể rằng mẹ đang bị mắc các bệnh như rôm sảy, viêm nang lông hay viêm da bọng nước. Do đó, để đảm bảo da không bị nhiễm trùng và giảm bệnh tốt nhất, bạn cần tìm cách cải thiện kịp thời nhé.
Cách điều trị ngứa và nổi mụn nước cho bà bầu
Khi bà bầu bị ngứa nổi mề đay hay nổi mụn nước kéo dài và không được thuyên giảm thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời và có cách điều trị tốt nhất.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định liều thuốc uống phù hợp cũng như thuốc bôi ngoài da đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai nhi.
Lời khuyên trong quá trình điều trị và cải thiện tình trạng bà bầu bị ngứa và nổi mụn nước đó là không nên gãi. Bởi gãi không có lợi ích mà ngược lại còn khiến cho da bạn dễ bị tổn thương, gây nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa và khắc phục bị mụn nước khi mang thai tại nhà
Khi bị ngứa ngáy và nổi mụn nước, mẹ bầu nên hạn chế gãi và nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh các vết mụn bị vỡ gây viêm nhiễm.
Nên tránh ra các loại kem dưỡng, mỹ phẩm hóa học có các thành phần gây kích ứng da.
Trong khi tắm, không nên chà xát da quá mạnh, không ngâm mình quá lâu trong nước vì có thể gây cảm và khiến các vết mụn bị vỡ ra.
Đồng thời, mẹ bầu còn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ với nhiều rau tươi và trái cây để tăng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên hạn chế thức ăn cay nóng để máu lưu thông tốt, giảm ngứa khi mang thai.
Ngoài ra, chị em nên nấu các loại nước từ lá cây như trà xanh hay kinh giới để tắm sẽ giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng và làm dịu cơn ngứa khó chịu.
Như vậy, với các chia sẻ này, các mẹ đã biết khi bị ngứa và nổi mụn nước phải làm sao rồi. Hãy lưu lại và kịp áp dụng khi cần thiết nhé.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.