Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho
Đầu tiên, khi sắp có triệu chứng ho, cổ họng sẽ bắt đầu đau, rát hoặc ngứa rất khó chịu trong việc ăn uống. Theo đó, bạn sẽ luôn có cảm giác có vật lạ trong cổ mình, khiến cơ thể luôn cảm thấy khát và muốn uống nước nhiều hơn. Từ đó, tình trạng ho của bà bầu xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân, trong đó do sức đề kháng của mẹ bầu quá yếu ớt, kèm theo sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai chính là tiền đề cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh ở bà bầu.
Ngoài ra, nguyên nhân có thể xuất phát từ thời tiết, từ nắng sang mưa hay thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến các căn bệnh như: Cảm cúm, ho, sốt... Đồng thời việc tiết ra các chất nhầy dễ khiến bầu bị nghẹt mũi dẫn đến ho khan, có đờm gây khó chịu. Mặc khác, khi mang thai tử cung sẽ tạo áp lực lên ổ bụng, gây trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Ngoài ra, ho có thể do ăn uống nhiều các loại đồ lạnh, do nhiễm lạnh hay do các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản…
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Tuy bị ho ở 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối của thai kỳ là hiện tượng bình thường và không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng nếu cơn ho kéo dài thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Thông thường, ho sẽ xuất hiện sau khi mẹ bầu có các dấu hiệu của cảm cúm như: Sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, đau rát họng,... Do vậy, khi bị ho mẹ bầu nên chữa trị dứt điểm, tránh để lâu dài, vi khuẩn, vi virus có thể xâm nhập gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh đó, ho nhiều, ho mạnh sẽ khiến cả cơ thể người mẹ chuyển động, gây tác động trực tiếp tới tử cung gây ra các cơn co thắt, khiến mẹ bầu có khả năng bị dọa sảy, sảy thai, sinh non,… Đặc biệt, phải rất chú ý khi bị ho ở 3 tháng đầu thai kỳ vì thời điểm này thai nhi còn chưa ổn định trong tử cung. Nếu mẹ bầu bị ho ra máu cần hết sức thận trọng vì có thể mẹ đã bị viêm phổi dẫn đến tình trạng thai nhi thiếu oxy, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non,… khi mang thai.
Lưu ý dành cho bà bầu bị ho
Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy có tình trạng ho kéo dài thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi.
Bị ho không kèm theo sốt, khạc đờm, không đau ngực, khó thở thì không phải sử dụng thuốc. Mẹ bầy có thể tham khảo một số mẹo dân gian trị ho như: Gừng tười, quất (tắc) hấp mật ong, nước muối,...
Nên ở nhà nghỉ ngơi, tránh ra đường hay đến những nới đông người khi bị ho. Đồng thời, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối. Còn khi tắm thì không nên ở trong phòng tắm lâu, tránh cho cơ thể bị nhiễm lạnh.
Bổ sung thêm một số thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng hay các món ăn nhẹ nhàng để tiêu hóa tốt hơn.
Trường hợp ho trên 3 tuần không khỏi hay kèm theo sốt, khạc đờm xanh, vàng và đau ngực, ho ra máu,.. thì rất có khả năng mẹ mắc phải một số bệnh như: Viêm phổi, viêm phế quản, lao,...
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.