Bà bầu ăn na có tốt không?
Na (tên gọi khác là mãng cầu ta) có vỏ ngoài màu xanh nhạt, thịt trắng, vị ngọt đặc trưng. Thành phần dinh dưỡng của na có chứa canxi, carbohydrate, carotene, chất béo, chất xơ, niacin, riboflavin, thiamine, sắt cùng các vitamin B1, B2, B3, vitamin C. Na là loại trái cây dễ ăn và quen thuộc với mọi người. Trong thời kỳ mang thai, nhiều chị em vẫn thắc mắc có nên ăn loại trái cây này trong những bữa ăn phụ hay không.
Bà bầu ăn na có tốt không?
Theo trang MomJunction, bà bầu tích cực ăn na trong thai kỳ sẽ nhận được nhiều công dụng tốt cho sức khỏe dưới đây:
Vitamin hỗ trợ hoạt động hệ thần kinh thai nhi
Na chứa nhiều vitamin A, vitamin C cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu thường xuyên ăn na sẽ hỗ trợ hệ thống dây thần kinh, não bộ và hệ miễn dịch của thai nhi. Ngoài ra, vitamin A còn giúp cải thiện thị lực, tốt cho là da và mái tóc thai nhi. Trong khi đó, vitamin C sẽ giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể bé.
Giảm cơn đau chuyển dạ
Bà bầu ăn na trong những tháng cuối sẽ giúp làm giảm những cơn đau trong quá trình chuyển dạ một cách hiệu quả. Ăn na còn giúp làm giảm nguy cơ sảy thai đáng kể.
Ngừa sinh non
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần khoảng 100mg đồng. Nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nồng độ hemoglobin trong máu từ đó ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, đồng góp phần giúp làn da, gân và mạch máu thai nhi phát triển ổn định. Ăn na là cách tốt nhất bổ sung khoáng chất này cho cơ thể.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chất xơ trong quả na sẽ giảm các nguy cơ tiêu chảy và táo bón, kiết lỵ cùng các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa bà bầu.
Trị ốm nghén
Theo nghiên cứu, vitamin B6 trong quả na sẽ giúp bà bầu giảm cảm giác buồn nôn, “thổi bay” cơn ốm nghén nhanh chóng.
Giải độc cơ thể
Các chất chống oxy hóa trong quả na sẽ giúp bà bầu thải bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể. Ăn na cũng giúp bà bầu cải thiện tâm trạng, khắc phục chứng tê chân thường gặp trong thai kỳ.
Giảm đau răng
Nhiều bà bầu thường gặp các vấn đề răng miệng trong thời kỳ mang thai như đau nhức răng, sưng nướu. Ăn na sẽ giảm những cơn đau răng thường gặp ở mẹ bầu.
Giúp thư giãn cơ bắp
Nguồn magie trong quả na sẽ giúp bà bầu phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thư giãn hệ cơ và ngăn ngừa hội chứng tiền sản giật trong thai kỳ.
Biết được những ích lợi của quả na với sức khỏe, bà bầu hãy tích cực ăn loại trái cây này khi mang thai. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý chỉ nên ăn na đã chín và nhả toàn bộ hạt, tránh nhai hạt na vì trong hạt có chất độc. Bà bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ cũng hên hạt chế loại quả này vì lượng đường trong phần thịt quả chiếm tỷ lệ cao.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.