Công dụng của lá hẹ theo Đông – Tây y

Lá hẹ là cây thân thảo, thuộc họ Hành, chiều cao từ 20 – 40 cm, được trồng quanh năm ở nước ta. Loài cây này không chỉ dùng trong việc chế biến các món ăn mà còn được dùng làm thuốc.

Hẹ là một loại rau thường thấy trong các bữa ăn của người Việt - Ảnh minh họa: Internet

Theo Đông y, lá hẹ có vị cay, mùi hăng, tính ấm, công dụng bổ thận, trợ dương, ôn trung, hành khí, chuyên trị chảy máu, giải độc, tiêu đờm và giúp cầm máu.

Các y văn hiện đại còn cho rằng: Hẹ có chứa Allicin tương tự như tỏi, có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của insulin, giúp giảm đường huyết, giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giúp bảo vệ tuyến tụy.

Hẹ đã được chứng minh tác dụng trong Đông y lẫn Tây y - Ảnh minh họa: Internet

Thành phần odorin trong lá hẹ còn là loại kháng sinh tự nhiên mạnh, giúp cơ thể chống lại tụ cầu và một số vi khuẩn thông thường khác, hạn chế các bệnh đường ruột và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Bà bầu ăn lá hẹ có tốt không?

Hẹ cũng cấp rất ít calories nhưng lại giàu các dưỡng chất có lợi. Hẹ là một nguồn cung cấp folate (dạng tổng hợp là axit folic), sắt, chất xơ, vitamin C, vitamin B6, canxi và magiê. Ước tính có khoảng 6.4 microgam folate trong 2 muỗng canh hẹ tươi xắt nhỏ.

Axit folic (B9) là chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong 3 tháng đầu - Ảnh minh họa: Internet

Axit folic (B9) là chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong 3 tháng đầu. Không có nó, em bé của mẹ có nguy cơ cao mắc phải các khiếm khuyết về cấu trúc thần kinh như dị tật ống thần kinh, có thể gây tử vong.

Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn lá hẹ

Ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Bà bầu ăn lá hẹ thường xuyên giúp cơ thể bổ sung nguồn sắt và vitamin C tự nhiên. Để hấp thụ sắt đúng cách, cơ thể bạn cần vitamin C và hẹ cung cấp cho mẹ cả hai dưỡng chất này: Khoảng 3.5 miligam vitamin C và 0.1 miligam sắt trong mỗi 2 muỗng canh.

Vitamin C đã được chứng minh có hiệu quả trong việc tăng cường quá trình hấp thu sắt trong cơ thể bà bầu diễn ra tốt hơn, thúc đẩy gia tăng quá trình sản xuất hemoglobin trong hồng cầu.

Món ăn từ lá hẹ, bông hẹ không những ngon miệng mà còn bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Ngăn ngừa chuột rút ở bà bầu

Chuột rút, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, là nỗi ám ảnh to lớn của không ít bà bầu. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự thiếu hụt ion magie và các chất khoáng cần thiết khác như: canxi, kali.

Bà bầu ăn lá hẹ thường xuyên sẽ được bổ sung đầy đủ những loại khoáng chất này, giúp mẹ giảm đáng kể việc gặp phải chuột rút trong những tháng cuối.

Ăn lá hẹ trị ho

Như đã đề cập ở trên, hẹ được xem là một loại kháng sinh tự nhiên, vô cùng lành tính đối với sức khỏe bà bầu.

Khi bị ho, chị em hãy lấy 250g lá hẹ tươi rửa sạch rồi trộn với 100g đường phèn, đem hấp chín, sau đó ăn luôn cả phần cái và uống nước hẹ hấp trong khoảng 5 ngày. Các triệu chứng như ho, cảm lạnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Hẹ được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon miệng - Ảnh minh họa: Internet

Giúp hệ xương chắc khỏe

Nguồn vitamin K dồi dào trong lá hẹ rất tốt cho hệ xương của mẹ bầu và thai nhi. Vitamin K kết hợp với canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa nguy cơ loãng xương khi mang thai.

Vitamin K còn đóng vai rất trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra nhanh, hạn chế lượng máu bị mất trong quá trình chuyển dạ.

Ngăn ngừa táo bón

Lượng chất xơ khá lớn trong lá hẹ giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Bà bầu ăn lá hẹ rất tốt cho ruột, giúp mẹ đẩy lùi táo bón hiệu quả.

Như vậy, bà bầu ăn lá hẹ không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn rất có lợi cho sự phát triển thai nhi. Chị em nên tích cực ăn loại rau này trong thai kỳ của mình.