Bà bầu ăn kem trong thai kỳ: Những rủi ro tiềm ấn với sức khỏe không phải chị em nào cũng biết
Nội dung bài viết:
Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn kem lạnh có sao không?
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không chỉ chú trọng đến sức khoẻ mà còn phải quan tâm đến việc lựa chọn các thực phẩm an toàn, phù hợp trong thai kỳ. Những cây kem mát lạnh sẽ là món ăn vặt khoái khẩu của bà bầu, tuy nhiên bà bầu ăn kem có được không?
Kem lạnh là món ăn ngọt dạng đông lạnh làm từ sản phẩm sữa như kem béo, trứng gà thêm vào gia vị và đường và ngày nay được bổ sung bằng nhiều nguyên liệu khác. Hỗn hợp này được khuấy đều khiến nước đá không kết tinh được. Kết quả là kem ở dạng mịn.
Kem lạnh nguyên chất có nhiều lợi ích trong việc cung cấp năng lượng. Kem được đánh giá là thực phẩm giàu carbohydrate, chất béo và protein.
Quay lại trọng tâm, bà bầu ăn kem được hay không thì câu trả lời là được. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn kem như bao người bình thường khác, miễn là bạn chú ý đến vấn đề vệ sinh, tiền sử dị ứng và các vấn đề y tế khác liên quan đến cảm lạnh, tiểu đường.
Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Phụ nữ khi mang thai nếu ăn quá nhiều kem lạnh sẽ làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn kem.
Ngoài ra, thai nhi trong bụng cũng rất nhạy cảm đối với sự kích thích của đồ lạnh, khi thai phụ uống hay ăn lượng lớn đồ lạnh thì nhiệt độ trong bụng giảm xuống. Thai nhi trong tử cung sẽ bất an.
Những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn kem
Như vậy, kem không phải là món phù hợp với chị em phụ nữ mang bầu. Những tác hại khi bà bầu ăn kem có thể gặp phải như sau:
Suy giảm hệ miễn dịch
Việc ăn kem lạnh đột ngột dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào khoang mũi, khoang miệng, tấn công khí quản khiến bà bầu dễ bị ho và đau rát họng. Đây chính là những dấu hiệu ban đầu để dẫn tới chứng cảm cúm, sốt nhẹ, đau đầu ở chị em đang mang thai.
Do vậy, để hạn chế nguy cơ bà bầu mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như đau họng, ho, sổ mũi thì chị em không nên ăn kem lạnh trong thời gian mang bầu.
Rối loạn tiêu hoá
Không những ăn kem lạnh ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bà bầu, đồ ăn lạnh này khi vào dạ dày dễ bị co rút lại, làm giảm quá trình tiết dịch vị và chức năng tiêu hoá thức ăn cũng bị hạn chế. Khi ăn kem lạnh, chị em sẽ mất đi cảm giác ngon miệng trong bữa ăn, đồng thời dễ bị trướng bụng, khó tiêu thậm chí là rối loạn tiêu hoá.
Tăng cân mất kiểm soát
Trung bình một cốc kem chứa khoảng 111 calo và 16 gram đường. Vì vậy, ăn kem khi mang thai dễ làm bạn tăng cân không kiểm soát nhưng thai nhi lại không nhận được lượng dinh dưỡng nào dẫn tới còi cọc suy dinh dưỡng.
Béo phì, dư cân trong khi mang thai còn là nguyên nhân dẫn tới các bệnh nguy hiểm khác trong thai kỳ như tiểu đường, thai nhi bị còi cọc, suy dinh dưỡng …
Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi
Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu 3 tháng ăn kem được không? Khi bà bầu ăn nhiều kem hoặc đồ uống lạnh sẽ cảm thấy bụng khó chịu, đau râm ran. Điều này xảy ra do sự phản ứng của cơ thể mẹ bầu khi bị lạnh đột ngột.
Ngoài ra, do đồ lạnh đột ngột vào cơ thể nên cũng có thể khiến thai nhi cũng có những phản ứng thất thường hoặc không thể phát triển toàn diện, điều này phải kiêng kị tuyệt đối, nếu không sẽ bị động thai, nặng sẽ dẫn tới sảy thai. Điều này cũng xảy ra tương tự nếu như cơ thể mẹ bầu nạp quá nhiều đồ nóng.
Nhiễm khuẩn listeria
Đây là loại vi khuẩn thường tồn tại trong thịt nguội, pho mát mềm và sữa tiệt trùng. Nếu mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn Listeria thường dễ gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nhiễm trùng thai nhi rất nguy hiểm.
Bởi vậy, mẹ bầu không nên ăn các loại kem được làm từ sữa thông thường, chưa qua diệt khuẩn. Ngoài ra, nếu máy làm kem không hợp vệ sinh cũng dễ tạo môi trường cho vi khuẩn Listeria xâm nhập vào cơ thể bà bầu gây ra tác động tiêu cực lên sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu nên chọn các loại kem được làm từ sữa tiệt trùng để đảm bảo yếu tố an toàn. Ngoài ra, khi chọn mua kem, mẹ bầu nên mua của những thương hiệu nổi tiếng, từ các cửa hàng có uy tín đảm bảo vệ sinh và sản phẩm còn trong thời hạn sử dụng.
Bà bầu tránh ăn kem bán ở các quầy hàng ngoài đường phố hoặc ở hội chợ. Nguyên nhân là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi này không được đảm bảo.Nếu quan tâm đến vóc dáng và sức khỏe của mình, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm kem ít béo hoặc dùng sữa chua thay thế.
Gợi ý những món ăn vặt tốt cho sức khoẻ bà bầu
Hỗn hợp sữa chua, các loại trái cây và hạt
Món ăn này cung cấp lượng sữa ít béo cho bà bầu mỗi ngày, giúp mẹ và bé con trong bụng có đủ canxi để răng chắc khoẻ và xương phát triển tốt.
Bạn có thể trộn 1 - 2 muỗng các loại hạt giàu protein và chất xơ, thêm một số loại trái cây mọng nước như dâu tây, mâm xôi, đào cắt lát và nho khô vào món sữa chua yêu thích.
Sinh tố và nước ép
Đây là món ăn vặt rất có lợi cho bà bầu, cung cấp nguồn vitamin và chất xơ dồi dào có lợi cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Các loại sinh tố và nước ép có lợi cho bà bầu như: Sinh tố bơ, chuối, dâu tây hoặc mâm xôi...
Trái cây sấy khô
Đừng bỏ lỡ món ăn vặt lý tưởng, dễ ăn, dễ làm, không gây ngấy, đầy đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết hằng ngày.
Socola đen
Ngoài niềm vui ngon miệng, món ngọt này còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa tiền sản giật, huyết áp cao, chống oxy hoá, giảm ung thư và kích thích endorphin làm tâm trạng luôn vui vẻ.
Ngô luộc
Chất béo, protein, carbohydrate, omega-3, folate, thiamin, vitamin C, pantothenic acid, niacin, kali… có tác dụng ngừa khuyết tật thai nhi, tốt cho đường tiêu hóa, bảo vệ tim mạch, giảm cân sau sinh và giúp da sáng khỏe.
Với những thông tin trên chắc các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn kem được không. Tác dụng của kem chỉ có tác dụng giảm nóng tức thời chứ thực chất không khiến chúng ta cảm thấy mát hơn và cũng không có tốt cho sức khoẻ, lại còn ẩn chứa nhiều bệnh nguy hiểm cho 2 mẹ con. Vì thế hãy hạn chế ăn kem nếu như chị em mang thai.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.