Đau vùng chậu khi mang thai: Nguyên nhân, cách điều trị và khi nào cần tìm sự giúp đỡ
Trong một cuộc phỏng vấn với Hindustan Times, Tiến sĩ Nidhi Jha, Chuyên gia tư vấn - Sản phụ khoa tại Rosewalk Healthcare ở Delhi, chia sẻ: “Mặc dù đau vùng chậu khi mang thai là hiện tượng phổ biến nhưng có những trường hợp gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bị đau dữ dội hoặc đau liên tục kèm theo chảy máu âm đạo vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non hoặc các biến chứng khác và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị đau vùng chậu nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu gặp khó khăn khi đi lại hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, thường xuyên bị sốt hoặc ớn lạnh hoặc đau khi đi tiểu, do đó, việc tìm kiếm lời khuyên y tế là rất quan trọng".
Tiến sĩ Nidhi Jha nói thêm: “Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với nhiều khó khăn về thể chất và nội tiết tố trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ, tuy nhiên, đau vùng chậu có thể được chữa khỏi hoặc điều trị bằng một số loại thuốc và liệu pháp để giảm bớt cơn đau. Bao gồm nghỉ ngơi và chườm ấm, giúp giảm đau bằng cách giúp cơ bắp thư giãn. Hơn nữa, các phương pháp điều trị khác bao gồm vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, thủy trị liệu và các thiết bị hỗ trợ vùng chậu (đai thai sản hoặc dây hỗ trợ vùng chậu).
Phụ nữ mang thai trước tiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa để chẩn đoán và điều trị hiệu quả những nguyên nhân nguy hiểm gây đau vùng chậu. Chuyên gia y tế có thể giúp xác định những nguyên nhân nhẹ và giải quyết những nguyên nhân gây đau vùng chậu".
Tiến sĩ Anilasre Atluri, Bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Apollo Spectra ở Chennai, cho biết: “Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng đau vùng chậu khi mang thai - từ nhẹ đến suy nhược. Phụ nữ mang thai có thể bị đau ở khớp xương chậu, đặc biệt là vùng lưng dưới, háng, hông và đùi. Để tránh cảm giác khó chịu và biết các lựa chọn điều trị, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân gây đau vùng chậu khi mang thai".
Theo Tiến sĩ Anilasre Atluri, các nguyên nhân khác như co bóp tử cung, nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng tiết niệu, sẩy thai, vỡ u nang buồng trứng… cũng có thể góp phần gây đau vùng chậu.
Nói về việc kiểm soát cơn đau, Tiến sĩ Anilasre Atluri cho rằng điều rất quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân và giải quyết càng sớm càng tốt vì việc mang thai có thể ảnh hưởng đến sự ổn định vốn có của xương và dây chằng ở xương chậu, đòi hỏi mẹ bầu phải tuân theo các phương pháp điều trị này để giảm đau. Cô khuyên:
Tập thể dục thường xuyên cùng với việc nghỉ ngơi đầy đủ để duy trì sự ổn định của khớp.
Liệu pháp nóng và lạnh để thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng.
Massage để giảm căng thẳng và làm dịu cơn đau.
Tránh giày cao gót và nên mang giày thoải mái.
Đai hoặc băng hỗ trợ bà bầu có thể giúp ổn định xương chậu và giảm bớt sự khó chịu.
Tiến sĩ Anilasre Atluri cũng khuyên mẹ bầu nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ nếu gặp những dấu hiệu bất thường này:
Cơn đau dai dẳng và không đi cùng với những cơn đau còn lại.
Sốt hoặc ớn lạnh kèm theo đau.
Chảy máu bất thường hoặc tiết dịch màu xanh.
Thường xuyên có cảm giác buồn nôn hoặc chóng mặt.
Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Theo Tiến sĩ Anilasre Atluri: “Đau vùng chậu khi mang thai là một mối lo ngại phổ biến nhưng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu nguyên nhân và biết khi nào nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để đảm bảo quá trình mang thai an toàn cho mẹ và bé".
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...